Thời gian qua những vụ án nghiêm trọng đã được đưa ra xử lý như Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, Hà Văn Thắm... Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã công bố về hàng loạt sai phạm của nhiều tổ chức, cá nhân.
Trong đó, có nhiều sai phạm của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa... các cá nhân sai phạm đều là những cán bộ đã và đang giữ các cương vị quan trọng trong hệ thống chính trị.
Mới đây nhất là vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo rửa tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng đã khiến dư luận một lần nữa dậy sóng và phẫn nộ khi biết rằng liên quan tới đường dây đánh bạc này có không ít cán bộ, chiến sĩ, thậm chí có cả cán bộ cấp cao trong ngành công an.
Trong 10 năm qua, chỉ tính riêng thiệt hại về vật chất do tham nhũng gây ra đã là đặc biệt nghiêm trọng gần 60 nghìn tỷ đồng nhưng số tiền thu hồi cho nhà nước chỉ hơn 4.600 tỷ đồng, chưa bằng 8% thiệt hại do tham nhũng gây ra.
Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp hơn nhiều so với tài sản bị chiếm đoạt. Tài sản tham nhũng trong một số vụ án bị tẩu tán không thể thu hồi được.
Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo giải trình tiếp thu dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) (Ảnh: quochoi.vn) |
Sau rất nhiều tranh luận, Chính phủ vẫn giữ nguyên đề xuất thu thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất bằng 45%, dù ngay tại Phiên họp thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, các thành viên Ủy ban đã chỉ rõ những bất hợp lý của phương án này.
Tuy nhiên, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngoài 2 phương án “chính thức” mà Chính phủ đề xuất, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp còn nêu thêm ít nhất 4 phương án khác được một số thành viên Ủy ban đề xuất.
Theo Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Lê Như Tiến, thời gian qua không thu hồi được tài sản tham nhũng là do không kiểm soát được tài sản và chừng nào chúng ta kiểm soát được tài sản và con đường đi của tài sản thì lúc đó chúng ta mới thu hồi được tài sản tham nhũng.
Tài sản do tham nhũng mà có như đất đai, bất động sản, ô tô, phương tiện đắt tiền không phải cái kim sợi chỉ mà không thể biết được mà chúng ta có quyết tâm làm và chúng ta huy động cả bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, dư luận xã hội và cử tri nơi công tác nơi cư trú thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm được lời giải cho đường đi của những tài sản tham nhũng của những kẻ tham nhũng.
Nguyên ĐBQH Lê Như Tiến với phát ngôn nổi tiếng về tham nhung (Ảnh: quochoi.vn) |
"Chúng ta không cực đoan đến mức là cứ có nhà có cửa là thu hết mà phải tìm ra nguồn tài sản đó và người ta chứng mình được là do đâu.
Nếu là do ông bà, cha mẹ, gia đình để lại hoặc người ta làm ra do mồ hôi nước mắt của người ta thì nên bảo vệ và ngược lại không chứng minh được nguồn tài sản đó mà cơ quan có thẩm quyền lại khẳng định và chứng minh được rằng tài sản đó do tham nhũng mà có thì chúng ta phải thu hồi chứ không phải đánh thuế.
Vì vậy chúng ta cần đưa ra thêm nhiều giải pháp và mỗi giải pháp đều phải có lý giải thuyết phục, nếu không có tính thuyết phục thì rất khó đi vào cuộc sống và các cơ quan thi hành án cũng sẽ rất khó thực hiện". ông Tiến cho biết thêm.
'Dù cấp tướng, Ủy viên TƯ, Ủy viên Bộ Chính trị, nếu vi phạm cũng bị xử lý nghiêm'
Dù đó là cấp tướng, ủy viên TƯ, Ủy viên Bộ Chính trị…, nếu vi phạm thì cũng sẽ bị xử lý nghiêm', Chủ tịch ... |
Tài sản công trở thành chùm khế ngọt
Giao tài sản công cho những quan chức tham nhũng hay yếu kém quản lý thì rất nhiều khả năng tài sản công ấy trở ... |