Đừng bao giờ để công khai họ tên của con
(Ảnh: Brightside) |
Bố mẹ thường có thói quen ghi họ tên con lên cặp sách hay các đồ dùng cá nhân khác của con để phân biệt và phòng khi bị mất đồ. Tuy nhiên đây lại là thói quen gây nguy hiểm bởi kẻ xấu có thể lợi dụng điều này và làm hại con. Nên nhớ không ghi tên con, thay vào đó ghi số điện thoại cần liên hệ.
Chạy ngược hướng với xe ô tô khi gặp kẻ xấu
(Ảnh: Brightside) |
Chúng ta dạy con rằng không được lên ô tô với người lạ. Đây là nguyên tắc an toàn cần nhớ. Nhưng con trẻ cần phải nhớ thêm một nguyên tắc nữa. Nếu phát hiện chiếc xe ô tô nào đó đang bắt đầu đi theo mình, trẻ nên chạy đi, ngược chiều với chiếc ô tô. Mẹo này giúp trẻ có thời gian để cầu cứu sự giúp đỡ từ người khác và làm cho kẻ lạ mặt trong ô tô bối rối.
Có mật mã gia đình
(Ảnh: Brightside) |
Nếu ai đó đến trường học của con và nói rằng: “Đi với cô/chú/bác nhé, bố mẹ cháu bận nên nhờ cô/chú/bác đón cháu”, thì trẻ phải được dạy cách hỏi lại như sau:
- Tên của bố mẹ cháu là gì?
- Mật mã gia đình là gì?
Thống nhất với trẻ mật mã gia đình chỉ có bố mẹ và trẻ biết. Nếu có ai đó đến đón trẻ, muốn đưa trẻ đi đâu đó thì phải đọc mật mã này. Dĩ nhiên phải chọn mật mã đặc biệt, khó đoán, không nên chọn mật mã là số điện thoại, ngày sinh…vì như thế khá dễ đoán.
Sử dụng thiết bị định vị
(Ảnh: Brightside) |
Có thể sử dụng thiết bị định vị GPS để biết chắc con nằm trong phạm vi an toàn. Nhờ những thiết bị này mà bố mẹ có thể xác định vị trí của con. Thiết bị có thể được thiết kế độc lập hoặc tích hợp vào điện thoại hoặc đồng hồ.
Sử dụng thiết bị báo động
(Ảnh: Brightside) |
Bên cạnh thiết bị định vị GPS, thì có thiết bị báo động, được thiết kế khá nhỏ gọn, có thể gắn vào balo đi học, đeo ở cổ hoặc gắn vào đồng hồ đeo tay. Thiết bị có nút bấm báo động trong trường hợp khẩn cấp và nhờ phần mềm thông minh, bố mẹ có thể biết con đang kêu cứu khi con ấn nút này.
(Ảnh: Brightside) |
Dạy trẻ khi gặp kẻ xấu có ý định muốn dắt trẻ đi, trẻ được quyền cắn, đá và làm mọi cách để thoát thân, đồng thời hét to: “Cháu không quen người đó. Người này đang muốn bắt cháu đi”.
Nguyên tắc nói chuyện 5 giây
(Ảnh: Brightside) |
Dạy trẻ không nên nói chuyện với người lạ. Nếu cuộc nói chuyện kéo dài hơn 5-7 giây, trẻ cần biết cách chủ động rời đi đến địa điểm an toàn. Khi nói chuyện, nên đứng cách người lạ 2,5m. Nếu người đó có ý định tiến lại gần, trẻ cần biết cách lùi ra xa. Hãy thực hành tình huống này nhiều lần với con, để con hiểu khoảng cách an toàn là như thế nào.
(Ảnh: Brightside) |
Dạy trẻ nguyên tắc không vào thang máy một mình với người lạ. Nếu họ thắc mắc, hãy trả lời rằng: “Cháu đang chờ bố mẹ cháu”.
Không cho ai biết rằng bố mẹ đang đi vắng
(Ảnh: Brightside) |
Bố mẹ thống nhất với trẻ nguyên tắc không mở cửa cho người lạ vào. Ngoài ra cũng đừng cho người lạ biết rằng bố mẹ đang đi vắng và trẻ đang ở trong nhà một mình. Không chỉ người lạ, bất cứ ai nói rằng họ là bạn của bố mẹ, nhân viên sửa chữa điện nước hoặc yêu cầu vào nhà vì mục đích nào đó, trẻ cũng tuyệt đối không mở cửa. Nếu người lạ đang cố để vào nhà, nhanh chóng gọi điện cho bố mẹ hoặc hàng xóm.
Không đi gặp trực tiếp bạn quen qua mạng
(Ảnh: Brightside) |
Con có thể kết bạn trên mạng, tán gẫu nhưng gặp trực tiếp thì không, nếu có thì phải có bố mẹ đi cùng. Rất nhiều tội phạm Lưu ý với con khi kết bạn trên mạng, không tiết lộ số điện thoại cá nhân, địa chỉ gia đình và các thông tin cá nhân quan trọng khác.