Các tuyến xe bus đi qua trường ĐH Kinh tế Quốc dân |
- Đường Trần Đại Nghĩa: 08ab, 18, 47b - Đường Đại La: 19, 24. - Đường Giải Phóng: 03a, 21ab, 25, 28, 32, 41. - Đường Lê Thanh Nghị: 18, 23, 26. |
Tòa nhà Thế kỷ - Giảng đường A2 của ĐH Kinh tế Quốc dân được khởi công từ cuối năm 2003 với diện tích sàn 96.000 m2 đã được chính thức đưa vào sử dụng từ năm học 2017-2018. Với kết cấu bao gồm 10 tầng, giảng đường hiện đại bậc nhất các trường đại học tại Hà Nội có 147 phòng chức năng bao gồm phòng học, phòng bảo vệ luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, phòng học nhóm… cùng 6 thang máy. "Đưa vào sử dụng giảng đường A2, trường sẽ không phải đi thuê phòng học bên ngoài, giải quyết 100% phòng học cho sinh viên", đại diện nhà trường thông tin. Tòa nhà được bao phủ màu trắng và đỏ giúp tỏa sáng ở mọi góc độ mà vẫn có những điểm nhấn thú vị. Các phòng học đều có máy tính cho giáo viên, máy chiếu, âm thanh, điều hòa. Hệ thống đèn led hiện đại chạy dọc sảnh hành lang. Các Neu-er sẽ được sử dụng Wi-fi miễn phí phủ kín trong và ngoài tòa nhà. Hệ thống kích sóng điện thoại di động, hệ thống camera giám sát từng phòng học cũng được trang bị. |
Thư viện Phạm Văn Đồng của trường ĐH Kinh tế Quốc dân chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2017, mang tên vị hiệu trưởng đầu tiên của trường. Thư viện được bố trí 4 tầng từ tầng 2 đến tầng 5 trong Tòa nhà thế kỷ. Tuy nhiên sinh viên chủ yếu hoạt động ở 3 tầng bởi tầng 4 là các phòng làm việc và kho lưu. Là một trong những công trình nổi bật của ĐH Kinh tế Quốc dân, thư viện Phạm Văn Đồng có lối thiết kế độc đáo, trẻ trung, khơi gợi cảm hứng học tập, sáng tạo. Thư viện mới của trường được trang bị hệ thống máy tính để sinh viên dễ dàng tra cứu sách, tài liệu. Hàng nghìn đầu sách trong và ngoài nước, không gian yên tĩnh, thoải mái giúp sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân có thể dễ dàng tập trung cho việc học tập, nghiên cứu, đọc sách… Tầng 1 được thiết kế là một không gian thư viện mở khi sinh viên có thể tìm đọc tất cả các loại sách khác nhau từ chuyên môn cho đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội… Thư viện mở liên tục từ 7h30 sáng đến 20h tối, từ thứ 2 – thứ 7 hằng tuần. |
ĐH Kinh tế Quốc dân còn là nơi “xuất thân” của nhiều nhân vật nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn về mọi mặt trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. - Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. - Ngô Văn Dụ, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII. - Giáo sư Kinh tế Đặng Phong. - TS Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách của Hội đồng Tư vấn Kinh tế - Tài chính Tiền tệ Quốc gia, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. - Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát. - Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Bản Việt và Quản lý quỹ Bản Việt, thành viên HĐQT Ngân hàng Bản Việt. - Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. - Anh hùng lao động Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP mía đường Lam Sơn. - Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank. - Phạm Quang Dũng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank. - Trương Đình Anh, nguyên Tổng Giám đốc FPT, cựu chủ tịch HĐQT FPT Telecom. - Nguyễn Văn Sự, Uỷ viên HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc HAGL. - Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Him Lam. - Phạm Duy Hiếu, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình ABBank. - Thái Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm sữa TH, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bắc Á, Công ty CP Xây dựng và dịch vụ thương mại Vạn Niên. - Nguyễn Văn Cẩn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải Quan. - Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam nhiệm kỳ V, VII, VIII; Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nhiệm kỳ I, II, III. - Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội; Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Tổng Biên tập tạp chí Xã hội học; Viện trưởng Viện Xã hội học. |
ĐH Kinh tế Quốc dân có rất nhiều câu lạc bộ, hội, nhóm từ học tập, giải trí đến các hoạt động trang bị kỹ năng làm việc, hoạt động từ thiện... để các sinh viên có thể lựa chọn. Cụm tình nguyện: gồm 11 đơn vị tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện, thiện nguyện. Bao gồm những sinh viên có trình độ, có tinh thần đoàn kết, có lòng nhiệt huyết vượt khó, lòng vị tha, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Một trong số đó có thể kể đến như: Đội SVTN trường ĐH Kinh tế Quốc dân; đội sinh viên tình nguyện đồng hương các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An - Hà Tĩnh, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Bình, Hà - Nam - Ninh. Cụm học thuật: gồm 7 đơn vị tổ chức những hoạt động đào tạo, rèn luyện kiến thức, kỹ năng mềm, các câu lạc bộ sở thích, văn hóa, một môi trường tốt giúp các bạn sinh viên có thể tự phát huy khả năng của mình. Cụ thể như: Diễn đàn sinh viên Kinh tế Quốc dân, Liên Chi Hội Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, CLB Tiếng Anh kinh tế EEC, CLB Sinh viên tuyên truyền phòng chống TNXH & HIV/AIDS, CLB Nhà kinh tế trẻ YEC... |
ĐH Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học có chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy hằng năm cao nhất ở Hà Nội. Cụ thể, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 của trường là 5.500, tăng 700 chỉ tiêu so với năm 2017 (4.800 chỉ tiêu). Là trường có chất lượng đào tạo top đầu cả nước nên điểm chuẩn xét tuyển hằng năm cũng luôn nằm trong top cao nhất. Cụ thể, năm 2018: điểm chuẩn ngành cao nhất là 24,35; thấp nhất là 21,5. Năm 2017, ngành cao nhất là 27 điểm, thấp nhất là 23,25 điểm. |
scas
jtheht
Theo thống kê của trường ĐH Kinh tế Quốc dân, số thí sinh trúng tuyển vào trường năm 2018, xét theo địa phương, Hà Nội chiếm 1/3 thí sinh trúng tuyển. |
Năm học 2018 -2019, học phí hệ đại trà trường ĐH Kinh tế Quốc dân là 15,5-18,5 triệu/năm tùy theo từng nhóm ngành. Lộ trình tăng học phí: theo quy định của Chính phủ, tăng không quá 10%/năm. |
Nội dung, đồ họa: HUYỀN TRẦN Theo Đời sống và Pháp lý Ảnh: Zing, ĐH Kinh tế Quốc dân |
Chọn ĐH Ngoại thương, bạn có biết vì sao đây là 'Havard của Việt Nam'? Điều gì khiến ĐH Ngoại thương được mệnh danh là "Havard của Việt Nam"? Hãy cùng khám phá những lí do đầy bất ngờ mà ... |
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội có gì khiến các sinh viên thích thú? Dưới đây là những thông tin rất cần thiết đối với những học sinh đang tìm hiểu và có ý định thi vào trường ĐH ... |