Làm rõ từ khóa
Giả sử bạn đang tìm hiểu về content marketing và Google gợi ý cho bạn đến hơn 50.000 kết quả, vậy làm cách nào để lọc ra những kết quả “chất” nhất đây? Một mẹo nhỏ khi tìm kiếm trên Google, đó chính là chúng vào ngoặc kép.
Ví dụ: “content marketing”
Loại bỏ kết quả không liên quan
Khi đang tìm hiểu về content marketing, bạn nhận ra có khá nhiều kết quả nói về quảng cáo và bạn không cần thiết phải biết về chúng. Nếu gặp phải trường hợp như vậy, hãy sử dụng cú pháp tương tự ví dụ dưới đây, Google sẽ tự động loại bỏ những kết quả có liên quan đến quảng cáo.
Ví dụ: “content marketing” -quảng cáo
Tìm kiếm đồng thời hai từ khóa
Khi bạn tiến hành tìm kiếm, Google sẽ đưa ra những kết quả bao gồm tất cả những gì bạn nhập vào khung tìm kiếm. Ví dụ bạn tìm “content marketing quảng cáo”, Google sẽ đưa ra những kết quả nói về cả hai khái niệm.
Tuy nhiên, nếu bạn dùng “OR” (luôn luôn viết hoa) giữa hai khái niệm này, thì Google sẽ chỉ đưa ra những bài phân tích từng lĩnh vực cho bạn. Mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian bởi bạn có thể đồng thời tìm hiểu về cả hai thứ trong cùng một lượt tìm kiếm.
Ví dụ: “content marketing” OR “quảng cáo”
Hiển thị tất cả từ khóa trong mỗi kết quả tìm được
Nếu bạn muốn tất cả những vấn đề mà mình đang tìm kiếm đều xuất hiện trong cùng một bài viết, hãy sử dụng “allintext:” trước các từ khóa tìm kiếm.
Ví dụ: allintext: content marketing quảng cáo xe hơi ấn tượng
Hiển thị tất cả từ khóa trong dòng tít
Nếu muốn tất cả nội dung tìm kiếm đều được xuất hiện trên dòng tít của các kết quả (không nhất thiết phải đứng cạnh nhau), bạn có thể dùng “allintitle” để làm điều này.
Ví dụ: allintitle:content marketing quảng cáo hiệu quả
Tìm kiếm kết quả từ một website duy nhất
Trong trường hợp bạn chỉ muốn nhận được những kết quả tìm kiếm từ một trang web duy nhất nhưng trang web đó lại không tích hợp tính năng tìm kiếm, hãy sử dụng cú pháp site:(link trang web) “từ khóa”
Ví dụ: site:www.businessinsider.com “content marketing”
Tìm các trang web có nội dung tương tự nhau
Nếu bạn muốn tìm thêm nhiều trang web khác có nội dung tương tự với trang web yêu thích của mình, hãy sử dụng từ “related:” trước đường link của trang web đó.
Ví dụ: related:www.businessinsider.com
Tìm các trang web lấy nguồn bài viết từ một trang web cụ thể
Nếu bạn đang muốn tìm đến những trang web lấy nguồn bài viết từ một trang web khác nào đó, hãy gõ “link:” trước tên trang web gốc hoặc đường link của nó. Đường link càng chi tiết, Google sẽ đưa ra càng ít kết quả để bạn lựa chọn.
Ví dụ: link:www.businessinsider.com
Tìm định nghĩa
Giả sử bạn đang đau đầu với một thuật ngữ tiếng Anh nào đó và bạn không thể tìm thấy nghĩa của nó trong bất cứ một từ điển Anh-Việt nào. Trong trường hợp này, hãy gõ “define:” trước từ khóa cần tìm, Google sẽ đưa ra giải thích rõ ràng nhất (bằng tiếng Anh) về thứ mà bạn đang tìm hiểu.
Ví dụ: define:content marketing
Tìm kiếm với câu không hoàn chỉnh
Giả sử bạn đang muốn tìm một bài hát, thế nhưng bạn lại chỉ nghe được loáng thoáng vài từ trong một câu của bài hát đó, bạn phải làm gì đây? Google có một mẹo nhỏ để giúp bạn. Hãy thay thế những từ ngữ còn thiếu bằng dấu “*” và bạn sẽ thấy kết quả cần tìm
Ví dụ: nothing's * change my * * you
Hiển thị kết quả với định dạng file duy nhất
Trong trường hợp bạn chỉ muốn Google hiển thị kết quả tìm kiếm cho từ khóa của mình với một loại file duy nhất, hãy sử dụng “filetype”. Ví dụ, bạn muốn tìm các file PowerPoint cho chủ đề “content marketing”, hãy gõ vào khung tìm kiếm như sau: “content marketing” filetype:ppt
Dịch từ ngôn ngữ ngày sang ngôn ngữ khác
Khi muốn dịch một câu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, công cụ đầu tiên bạn nghĩ tới chắc hẳn là Google Translate. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ đến chuyện phải làm bao nhiêu thao tác để có thể lấy được bản dịch cuối cùng chắc hẳn thật rắc rối. Vậy thì sao chúng ta không sử dụng một con đường tắt nhỉ.
Ví dụ, nếu muốn dịch câu “hello” sang tiếng Việt, bạn chỉ cần gõ “hello to Vietnamese (hoặc tiếng Việt)” vào khung tìm kiếm.
Tìm kiếm các kết quả liên quan đến một chu kỳ nào đó (thời gian, giá cả…)
Giả sử bạn muốn tìm hiểu một lĩnh vực trong một khoảng thời gian nào đó, ví dụ bạn muốn biết đời tổng thống các nước từ năm 1940 đến 1950, hoặc bạn muốn biết các loại lò nướng với giá từ 1.500.000 đến 2.000.000, hãy sử dụng cú pháp như ví dụ bên dưới.
Ví dụ:
Tổng thống 1940…1950
Lò nướng 1500000…2000000
Toàn bộ mạng internet của Triều Tiên chỉ có 28 trang web
Mạng internet Triều Tiên trước đây rất khép kín, không thể truy cập từ bên ngoài. Một sự cố tình cờ đã giúp chúng ta ... |