Lệnh cấm từ cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc khiến Huawei không thể nào sử dụng được các dịch vụ cơ bản của Google cho dòng điện thoại thông minh của mình. Từ Google Play cho đến Google Maps, Gmail, Google Drive, Google Search và rất nhiều dịch vụ khác.
Mặc dù lệnh cấm trên không ảnh hưởng tại đến thị trường Trung Quốc. Nhưng tham vọng của Huawei không chi là thị trường nội địa, do đó hãng cần các dịch vụ phổ biến trên điện thoại để tiếp cận người dùng.
Huawei vẫn ra sức kinh doanh khi đạt 35 triệu máy vào cuối năm ngoái và đạt mốc 240 triệu chiếc trong năm, đưa công ty vượt Apple lên vị trí thứ hai và vẫn còn cách xa Samsung.
Hãng đã lên kế hoạch vượt mặt Samsung vào năm 2019, dường như điều này không trở thành hiện thực bởi Hoa Kỳ đã chính thức đưa Huawei vào danh sách cấm.
Công ty tin rằng với tiềm lực hiện tại họ, có thể thu hút nhiều người mua toàn cầu và vượt mặt Samsung trong năm kế tiếp.
Vấn đề Huawei cần giải quyết chính là các ứng dụng thay thế cho Google Mobile Services trên điện thoại và khách hàng phải làm quen được với chúng. Bản thân điện thoại của hãng cũng phải cài một phiên bản Android mã nguồn mở tích hợp kho ứng dụng AppGallery của mình.
AppGallery là kho ứng dụng lớn thứ ba trên thế giới, được ra mắt vào Trung Quốc năm 2011 và phiên bản quốc tế được ra mắt sau tận 7 năm, vào năm 2018.
Huawei cũng tự tin 'khoe khoang' rằng kho ứng dụng AppGallery hoạt động hiệu quả và an toàn hơn so với Google Play.
Trong khi Google phải đau đầu trong việc kiểm soát các ứng dụng độc hại, các ứng dụng lừa đảo khiến người dùng phải trả tiền dịch vụ mà không hề hay biết thì Huawei cho rằng mình sẽ làm tốt hơn.
Tuy vậy, thông tin này chưa hề được xác thực. Kho ứng dụng AppGallery cũng chưa phải là mục tiêu của những đối tượng xấu. Ngoài ra, Huawei cam đoan không có bất cứ ứng dụng ngầm nào gửi dữ liệu tới các máy chủ.
Đây cũng là nguyên nhân khiến Huawei bị liệt vào danh sách các công ty bị cấm tại Mỹ, và đó cũng là chính xác những gì Xiaomi, người đồng hương của họ đã làm.
Công ty này còn cho biết, họ không phải là công ty quảng cáo như Google, do đó phương thức hoạt động của AppGallery sẽ khác hoàn toàn so với Google. AppGallery không thu thập dữ liệu người dùng, vị trí hay thông tin cá nhân và để cho các nhà quảng cáo có thể sử dụng.
Nhưng đó chưa phải là rào cản lớn nhất mà Huawei gặp phải khi chính quyền của Tổng thống Trump muốn ngăn chặn việc TSMC sản xuất chip cho Huawei.
Thay vì phải chứa không quá 25% công nghệ Mỹ trong các sản phẩm, TSMC đã phải rất vất vả để đáp ứng được con số này thì nay nó có thể giảm xuống 10%.
Việc này sẽ dẫn đến lô hàng SoC 5nm Kirin 1012 5G trang bị cho dòng Mate 40 vào cuối năm nay sẽ phải hoãn lại và gần như là không thể sản xuất được nữa.
Ngay tại quê nhà Trung Quốc, nơi Huawei được hỗ trợ thuận lợi về mọi mặt vẫn đang có thị phần khổng lồ chiếm đến 39% trong quý đầu tiên. Nhưng một mối lo khác mang tên Apple đang hồi sinh ngay sau đại dịch covid-19 ở đất nước tỷ dân này.
iPhone 11 của Apple là mẫu điện thoại bán chạy nhất sau dịch, trên thực tế nó đã đứng đầu trong suốt 7 tháng tại đây.
Huawei và Apple cũng là hai nhà sản xuất điện thoại duy nhất đạt được mức tăng trưởng hàng năm tại Trung Quốc trong ba tháng tính từ đầu năm.
Trong quý vừa rồi, Huawei tăng trưởng từ 29% lên 39% thị phần của mình so với một năm trước đó. Nhưng trong khi đó thị phần của Apple cũng đã tăng lên 10%, so với mốc năm ngoái là 8%.
Ngoài mối lo phát triển thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ thì này Huawei phải đối mặt thêm với sự cạnh tranh của Apple trên chính Trung Quốc.
Chỉ với AppGallery là chưa đủ để thu hút người dùng, được biết các mẫu điện thoại thông minh gần đây của Huawei luôn tập trung vào camera làm thế mạnh để bù đắp lại những phần còn thiếu từ phần mềm.
Sớm thôi chúng ta sẽ có câu trả lời về AppGallery cũng như các dòng điện thoại của Huawei trong tương lai.