140.000 cán bộ, nhân viên TP HCM phải kí cam kết 'đã uống rượu bia thì không lái xe'

Chủ đề năm ATGT 2020 là "Đã uống rượu bia, không lái xe". Theo đó, tất cả cán bộ, nhân viên TP HCM phải kí cam kết đã sử dụng rượu bia thì không được phép sử dụng phương tiện giao thông.

Ngày 8/1, UBND TP HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tư an toàn giao thông, quản trật tự đô thị và sử dụng lòng đường, vỉa hè. Theo báo cáo của Ban ATGT TP HCM, năm 2019 xảy ra 3.427 vụ tai nạn giao thông, làm 641 người chết và 2.406 người bị thương (giảm 5,5% vụ, 10,35% người chết), không xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.

Cán bộ, nhân viên TP HCM phải kí cam kết 'đã uống rượu bia thì không lái xe' - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ: Dân trí).

Đây là năm thứ 3 TP HCM kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương nhưng tai nạn giao thông vẫn ở mức cao. Trong năm không xảy ra ùn tắc giao thông nhưng thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ các cửa ngõ, sân bay, cảng...

Ông Nguyễn Ngọc Tường - Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP HCM cho biết năm 2020 có chủ đề "Đã uống rượu bia, không lái xe", TP đặt mục tiêu giảm 5-10% cả 3 mặt của tai nạn giao thông so với năm 2019. Ông Tường nhấn mạnh, TP HCM tập trung triển khai quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, tập trung vào luật phòng chống tác hại rượu bia; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền và xử lí nghiêm về nồng độ cồn để thay đổi hành vi.

Đại diện một số quận, huyện và sở ngành có liên quan cũng đã nêu lên một số khó khăn, bất cập như thiếu các phương tiện kết nối ở khu vực trung tâm, thiếu điểm giữ xe ở các địa điểm như bệnh viện, trường học; tình trạng chợ tự phát, lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh…

Về tình trạng xuất hiện nhiều các điểm đón trả khách tự phát ảnh hưởng đến giao thông gây bức xúc trong nhân dân thời gian qua, Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm cho rằng đây là do sự thiếu quyết liệt trong xử của các quận, huyện.

Lấy ví dụ điểm đón trả khách hoạt động như một bến xe lớn ở đối diện Bến xe miền Đông, ông Lâm cho rằng lực lượng thanh tra giao thông không thể xử việc đón trả khách bên trong mà đấy là trách nhiệm của các quận huyện cần phải xem lại mục đích xử dụng đất.

"Chúng ta không thiếu quy định mà do xử chưa nghiêm. Cái này trách nhiệm đầu tiên thì tôi đề nghị lực lượng chức năng TP đã giao rồi. Trên địa bàn quận huyện nào thì chủ tịch quận huyện đó phải chỉ đạo quyết liệt. Chúng ta đã có biển báo rất rõ nhưng sao vẫn có tình trạng đó. Cái này không phải là bất cập về pháp hay thiếu qui định", ông Lâm nói.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM, Trưởng ban ATGT TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết năm 2020 là năm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Trong đó cần thực hiện tốt chủ đề năm ATGT 2020 với chủ đề "Đã uống rượu bia, không lái xe" và đề nghị tất cả cán bộ, nhân viên TP HCM phải kí cam kết đã sử dụng rượu bia thì không được phép sử dụng phương tiện giao thông.

Ngoài ra, cần phải nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ trong công tác bảo đảm trật tự giao thông; đẩy nhanh tiến độ và chất lượng xây dựng hạ tầng kết nối, tái cơ cấu lĩnh vực vận tải, đầu tư mới phương tiện, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản , điều hành, tổ chức giao thông. Hạn chế phương tiện xe cá nhân, xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại…cần phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.

Ông Phong đề nghị cả hệ thống chính trị cần vào cuộc để đảm bảo công tác quản trật tự đô thị, sử dụng lòng lề đường, vỉa hè mà ở đây là trách nhiệm của người đứng đầu các quận, huyện phường xã.

"Phải có kế hoạch cụ thể gắn với đặc điểm địa phương mà có giải pháp phù hợp. Không có hình mẫu chung nào cho công tác quản lí trật tự vỉa hè bởi mỗi nơi khác nhau. Cho nên mỗi quận, huyện phường xã thị trấn phải có kế hoạch cụ thể sát hợp với đạc thù địa phương mình và có kế hoạch cho sát và có mô hình làm sao phát huy sự tự quản của người dân về trật tự lòng lề đường vỉa hè", ông Phong chỉ đạo.

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.