Việt hoá kịch bản phim truyền hình: Lối đi cùng đường của phim Việt? | |
Vì sao cát sê phim truyền hình tăng, diễn viên vẫn còn khó? |
Vài năm trở lại đây, phim truyền hình đang dần mất vị thế vốn có vì sự phát triển quá lớn của dòng phim điện ảnh, "mì ăn liền". Khán giả đã ưa chuộng việc ra rạp mua vé xem một bộ phim điện ảnh yêu thích hơn là ngồi nhà chờ đến giờ xem phim truyền hình như trước đây.
Thế nhưng, từ đầu năm 2017 đến nay, phim truyền hình đã lấy lại danh dự khi hai bộ phim Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử lên sóng và nhận được sự quan tâm của số đông khán giả. Có thể nói, chưa bao giờ phim truyền hình lại xuất hiện dày đặc khắp các trang mạng xã hội và trở thành đề tài bàn tán nhiều như thế.
Trước hai bộ phim này, Tuổi thanh xuân, Cảnh sát hình sự... cũng là những dự án điện ảnh truyền hình khá thành công.
Cho nên, mặc dù phim truyền hình không còn là sự lựa chọn hàng đầu của khán giả nhưng xét về mặt chất lượng, sáng tạo thì vẫn còn rất nhiều sản phẩm tạo được nhiều cái nhất đáng khen ngợi.
Sự kết hợp thú vị nhất
Để cảm ơn khán giả ủng hộ hai bộ phim truyền hình Sống chung với mẹ chồng và Người phán xử, nhà Đài đã thực hiện một phiên bản "giao thoa" cực hài hước. Trong đó, "ông trùm" Phán Quân của Người phán xử trực tiếp đứng ra giải quyết mâu thuẫn Sống chung với mẹ chồng.
Lần đầu tiên hai bộ phim truyền hình ăn khách Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng cùng kết hợp thực hiện tập phim ngắn tri ân khán giả. Đây được xem là sự kết hợp thú vị nhất của truyền hình Việt từ khi "khai sinh" đến nay.(Ảnh: Đoàn phim cung cấp) |
Không còn những tình tiết gay cấn, kịch tính mà bù lại là loạt câu thoại hài hước, thú vị đã giúp khán giả có giây phút thực sự giải trí. Đây cũng là lần đầu tiên nhà sản xuất và các diễn viên, kể cả những người nghệ sĩ gạo cội đồng lòng phục vụ khán giả để khán giả vui, ấn tượng như vậy.
Mặc dù tập phim này chỉ gói gọn trong vài phút nhưng đã lấy được sự yêu mến của số đông khán giả và thể hiện sức hút mạnh mẽ của hai bộ phim truyền hình "hot" nhất màn ảnh nhỏ đầu năm 2017 lớn như thế nào.
Đặc biệt, câu thoại kết thúc clip tri ân này còn là màn giới thiệu khéo léo cho bộ phim truyền hình sắp phát sóng của VTV. Chính vì thế, đây còn được đánh giá là cách sắp xếp "cao tay" của hãng phim truyền hình Việt Nam.
Bộ phim truyền hình dài tập nhất
Tính đến nay, Cảnh sát hình sự vẫn là serie phim truyền hình dài tập nhất. Thậm chí, serie phim này còn có tới hơn 1 triệu lượt tìm kiếm trên công cụ Google.
Ra mắt khán giả truyền hình từ năm 1997, loạt phim Cảnh sát hình sự của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) sản xuất đã gây được tiếng vang cũng như để lại nhiều ấn tượng với khán giả. Ca khúc của phim mang tên Những bước chân lặng lẽ do ca sĩ Thùy Dung thể hiện cũng được khán giả thuộc nằm lòng nhiều năm nay.
Chạy án, Bí mật tam giác vàng... và mới đây nhất là Người phán xử đều nằm trong loạt phim truyền hình ăn khách này.
Cho đến nay, sau 20 năm ra mắt nhưng Cảnh sát hình sự vẫn là "món ăn tinh thần" không thể thiếu với nhiều khán giả Việt.
Khán giả Việt đã quá quen thuộc với loạt phim Cảnh sát hình sự nhưng không phải ai cũng biết rằng, dự án điện ảnh này đã kéo dài tới 20 năm.(Ảnh: Đoàn phim cung cấp) |
Trong năm 2017 này, một bộ phim hình sự mang tên Hồ sơ lửa cũng được đánh giá là dự án điện ảnh dài tập nhất Việt Nam với 1.100 tập. Kinh phí dự trù thực hiện bộ phim này lên tới 300 tỉ đồng và kéo dài từ năm 2017 đến năm 2020.
Đây sẽ là loạt phim tái hiện lại quá trình đấu tranh, phá các vụ án gây chấn động trong nước suốt 40 năm qua. Kịch bản phim được chắp bút bởi phóng viên kỳ cựu của báo Công an TP.HCM - nhà văn, nhà báo Lại Văn Long và một số biên kịch nổi tiếng khác.
Có thể nói, nếu trên thế giới có những bộ phim truyền hình kéo dài vài năm thì Cảnh sát hình sự của Việt Nam cũng không hề kém cạnh.
Có bối cảnh quay tại nước ngoài nhiều nhất
Thành công của phim truyền hình Việt là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến việc đầu tư về bối cảnh.
Vài năm trở lại đây, đã có một số bộ phim truyền hình được đầu tư thực hiện tại nước ngoài. Ban đầu là những bộ phim hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài. Sau thì thuộc về phim của những đạo diễn "chịu chơi".
Hai phía chân trời, Tuổi thanh xuân, Khúc hát mặt trời, Khung cửa sổ mùa thu… là những bộ phim có nhiều cảnh quay được thực hiện tại nước ngoài. Trong số đó, Tuổi thanh xuân là bộ phim có số cảnh quay tại nước ngoài nhiều nhất.
Theo chia sẻ từ nhà sản xuất, phân nửa cảnh quay trong phim đều thực hiện ở xứ sở kim chi và được khán giả đặc biệt yêu thích. Tuy nhiên, do Tuổi thanh xuân là bộ phim hợp tác sản xuất với Hàn Quốc nên đây là điều không hề khó khăn.
Nhờ lợi thế là bộ phim hợp tác Việt - Hàn nên Tuổi thanh xuân có tới phân nửa cảnh quay tại xứ sở kim chi. (Ảnh: Đoàn phim cung cấp) |
Bộ phim Khúc hát mặt trời cũng vậy, mặc dù không có quá nhiều cảnh quay tại nước bạn như Tuổi thanh xuân nhưng với số lượng đáng kể được thực hiện tại Nhật Bản cũng mang đến một làn gió mới cho phim truyền hình Việt Nam.
Khung cửa sổ mùa thu là bộ phim gần đây nhất được chọn bối cảnh và ghi hình tại nước Nga xa xôi. Phim dài 4 tập, với sự tham gia của cặp diễn viên ăn ý Hồng Đăng - Hồng Diễm. Không chỉ là một câu chuyện tình yêu đẹp và xúc động của những người Việt sống tại Nga, phim còn mang đến hình ảnh đẹp đặc trưng của đất nước tươi đẹp này.
Tuy nhiên, sử dụng bối cảnh ngoài nước không chỉ là đặc quyền của những bộ phim hợp tác. Nhiều đạo diễn với kịch bản ưng ý đã sẵn sàng chịu chi để xuất ngoại quay phim. Bộ phim về đề tài phòng chống tội phạm ma túy Bí mật tam giác vàng là một thực tế.
Khá nhiều cảnh quay trong phim được thực hiện tại Thái Lan, Lào. Tuy nhiên, chi phí dành cho những cảnh quay tại nước bạn này lại vô cùng đắt đỏ và buộc đoàn phim phải tính toán kĩ lưỡng.
Việt hoá kịch bản phim truyền hình: Lối đi cùng đường của phim Việt?
Trong bối cảnh, kịch bản phim thuần Việt đáp ứng được yêu cầu khan hiếm đến mức báo động thì việc Việt hoá kịch bản ... |