Kỷ luật, trừng phạt con cái luôn là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu, vì không phạt cũng không được, mà đánh trẻ cũng không phải là cách thích hợp. Thực tế, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một trong những cách dưới đây để phạt trẻ. Những cách này không những hiệu quả mà còn có tác dụng trong việc phát triển nhân cách của con. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng trước khi có ý định trừng phạt, cha mẹ nên nói chuyện rõ ràng với con, như vậy việc trừng phạt mới có ý nghĩa và hiệu quả.
Tạm thời cách li
Sau khi trẻ đã bị cảnh cáo về hành động sai của mình, bé vẫn không chịu sửa đổi. Bạn có thể đưa trẻ ra một nơi khác, một vài phút sau mới quay lại tiếp tục làm công việc đó. Ví dụ khi trẻ ăn cơm, nhưng lại vừa ăn vừa chơi, lúc đầu bố mẹ có thể nhắc nhở. Nếu nhắc nhở mãi mà trẻ ương bướng không nghe, hãy đưa trẻ ra khỏi phòng ăn, vài phút sau nói trẻ có thể quay lại tiếp tục ăn. Sau thời gian tạm thời cách li như vậy, trẻ sẽ tập trung ăn uống hơn.
Khi đưa trẻ ra căn phòng khác, bố mẹ có thể gặp sự phản ứng rất mạnh mẽ của trẻ. Những phản ứng như khóc lóc, gắt gỏng, cáu kỉnh, lăn đùng ra ăn vạ rất dễ gặp và là phản ứng tâm lý bình thường. Bố mẹ cần giữ thái độ kiên quyết, bình tĩnh, ra mệnh lệnh dứt khoát. Sau lần phạt đầu tiên, những lần sau trẻ sẽ quen và dễ chấp nhận hơn. Cũng có thể nói trước với trẻ về việc sẽ phạt trẻ theo cách như này. Trẻ được chuẩn bị trước tâm lý về việc thưởng phạt sẽ hạn chế được những phản ứng tiêu cực của trẻ.
Tịch thu món đồ yêu thích
Khi trẻ ném đồ lung tung, vừa ăn vừa chơi, bố mẹ đầu tiên hãy khuyên con ngừng lại. Nếu như trẻ vẫn không nghe, bạn có thể dùng cách này để phạt con. Lập ra quy ước lâu dài với trẻ rằng mắc lỗi gì thì sẽ bị tịch thu đồ, cho đến khi bé thừa nhận lỗi của mình.
Phạt đứng góc
Chọn một góc cố định trong nhà để phạt trẻ đứng góc, khi con ồn ào, hiếu động hay nghịch ngợm quá mức. Trước khi phạt, cha mẹ cần giải thích rõ ràng lý do vì sao phạt con, thời gian phạt thường khoảng 10-15 phút. Khi hết giờ hãy để trẻ nhận lỗi sai của mình.
Tước đoạt một số quyền lợi của trẻ
Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ có thể tạm thời bỏ đi những quyền lợi của trẻ một cách chính đáng, ví dụ thời gian xem ti vi mỗi ngày, hay cuối tuần đi công viên, đi đá bóng với bạn... Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được trách nhiệm của mình khi làm sai. Hãy giải thích rõ ràng để trẻ không cảm thấy oán giận, tủi thân khi bị tước đi quyền lợi. Điều này đồng thời giúp con học cách kiềm chế, kiểm soát bản thân tốt hơn.
Không nên dùng cách bắt làm việc nhà hay viết chữ để phạt con. Việc nhà vốn là việc đương nhiên con phải tham gia. Nếu dùng đó là hình phạt, trẻ sẽ chán ghét việc nhà. Phạt viết chữ cũng vậy. Trẻ trút mọi bí bách, giận dữ lên từng con chữ, coi việc viết chữ là “kẻ thù”.
Phản ứng chung của bố mẹ khi con mắc lỗi là giận dữ, quát mắng và nói những lời thậm tệ, gây tổn thương đến con. Nếu vẫn giữ phản ứng như vậy, trẻ sẽ mãi mãi không học được gì và càng ngày càng nghịch ngợm vô phương cứu chữa.
Khôi Nguyên dịch
Toutiao
Lối sống 07:57 | 15/03/2019
Lối sống 09:53 | 10/08/2018
Lối sống 07:18 | 10/08/2018
Lối sống 22:00 | 09/08/2018
Lối sống 03:12 | 09/08/2018
Lối sống 22:00 | 08/08/2018
Lối sống 11:00 | 08/08/2018
Lối sống 23:00 | 29/07/2018