4 giai đoạn nên nói với con về tiền bạc

Cha mẹ sẽ là người định hướng cho con cách sử dụng tiền hiệu quả, vì vậy đừng quên những bài học bạn sẽ nói với con trong 4 giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ.
4 giai doan nen noi voi con ve tien bac
Kỹ năng quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống sau này của trẻ - Ảnh minh họa.

Mặc dù kỹ năng quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống sau này của trẻ nhưng thực tế thì đa số các trường học lại không dạy trẻ những bài học về cách sử dụng tiền.

Chuyên gia tư vấn tâm lý Lý Thị Mai cũng chia sẻ: “Từ cuối tuổi mẫu giáo, đầu cấp một cha mẹ đã có thể cho trẻ tiếp xúc với tiền. Tính chất là chỉ để cho trẻ làm quen với tiền chẳng hạn như khi đưa trẻ đi siêu thị, đi nhà sách, đi mua đồ chơi, bỏ tiền vào thùng từ thiện, giúp người hành khất . . . “

“Từ các lớp cuối cấp một đã có thể hướng dẫn thêm để các cháu sử dụng tiền hợp lý: uống nước, đóng tiền quỹ lớp, gọi điện thoại cho cha mẹ . . . Cấp 2, 3 có thể phát tiền tuần và hướng dẫn trẻ cách lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng và hiệu quả. Khi cho trẻ sử dụng tiền các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý giải thích cho trẻ hiểu :Đồng tiền phải do lao động mới có được như : Cha mẹ phải làm việc mới có tiền để chi dùng cho gia đình. Con cần sử dụng tiền có mục đích rõ ràng. Chỉ mua những gì thật cần thiết và đựơc sự đồng ý của cha mẹ. Điều quan trọng, cha mẹ phải làm gương cho con”, Chuyên gia tư vấn tâm lý Lý Thị Mai thông tin.

Theo nhiều chuyên gia tâm lý: Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Hãy học cách chờ đợi để mua thứ con muốn!

Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể dạy trẻ nhận biết được: “nếu thực sự muốn gì, hãy chờ đợi, tiết kiệm để mua thứ mình thích”. Cha mẹ có thể bắt đầu từ những chuyện đơn giản khi bé cùng mình đi mua sắm. Nếu trẻ đòi hỏi mua món đồ mình thích, cách xử lý tình huống lúc này tốt nhất là cha mẹ nên giải thích rõ ràng, kiên quyết: “Hôm nay chúng ta không có kể hoạch mua sắm cho con. Nếu con muốn mua, chúng ta sẽ cùng để dành tiền và trở lại đây vào một ngày khác!”.

Thực hành:

- Xếp hàng và chờ đợi: Hãy cho bé hiểu cảm giác xếp hàng chờ đợi kết hợp giải thích tầm quan trọng của việc kiên nhẫn đợi những gì mình thích.

- Chia lọ và dán nhãn 3 lọ “tiết kiệm”, “tiêu dùng” và “chia sẻ”. Khi cho trẻ tiền, hãy dạy trẻ cách để tiền vào một trong ba lọ trên. Lọ tiêu dùng để mua những thứ trẻ thích như: kẹo, sách truyện… Lọ chia sẻ để trẻ giúp đỡ ai đó khó khăn và lọ tiết kiệm để dành cho những mục tiêu khác cần chi phí nhiều hơn của trẻ.

- Lên kế hoạch: Nếu trẻ thích một món đồ chơi, hãy xem xét khả năng để dành của bé, cùng lên kế hoạch rõ ràng và kiên trì cho đến ngày đạt được mục tiêu. Hãy cùng con đếm tiền của bé hàng ngày để tạo niềm vui, khuyến khích bé.

4 giai doan nen noi voi con ve tien bac
Hãy cùng con đếm tiền của bé hàng ngày để tạo niềm vui, khuyến khích bé - Ảnh minh họa.

Từ 6 – 10 tuổi: Con hãy tự mình chọn cách tiêu tiền!

Tuổi này rất quan trọng để giải thích với con: “Một khi con đã tiêu tiền vào việc gì, con sẽ hết cơ hội để chi xài số tiền đó cho việc khác”. Cha mẹ cũng nên theo sát những hoạt động của con như tiết kiệm, chi xài và chia sẻ các lọ, tự đưa ra những quyết định tài chính cho mình.

Thực hành:

- Lựa chọn thông minh: Khi đi mua sắm hãy giải thích cho con những quyết định của mình, ví dụ: “Con có biết vì sao mẹ chọn nước ép nho loại này thay vì mua của hãng khác? Chi phí rẻ hơn và mùi vị cũng ngon không kém hãng kia đâu!”.

- Cho trẻ một ít tiền: Hãy cho con tiền lẻ khi vào siêu thị, khuyến khích con chọn món hàng nào có thể mua (kẹo mút, trái táo, bàn chải đánh răng,…). Trẻ sẽ phải căn cứ vào đó để xem xét số tiền mình có có đủ mua hay không.

- Hỏi ý con khi mua sắm: Hãy đặt những câu hỏi lựa chọn tài chính để trẻ cùng tham gia tư vấn cho mẹ. Ví dụ: “mẹ có nên mua món này không con? Giá hơi cao phải không? Nhà mình có cần thiết lắm không nhỉ?...”

Tuổi 11 – 13: Càng tiết kiệm sớm, tiền của con càng sinh sôi nhanh!

Tuổi này cha mẹ có thể giải thích cho trẻ những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn.

Thực hành:

- Lãi: Hướng dẫn con làm quen với khái niệm lãi và cách tính lãi cơ bản nhất. Giải thích để trẻ hiểu tiết kiệm khi còn trẻ sẽ khác với việc tiết kiệm khi lớn tuổi. Tiết kiệm từ tuổi 15 khác tiết kiệm ở tuổi 35 và đương nhiên khác với việc bắt đầu lo tích góp từ tuổi 65.

- Mục tiêu dài hạn: Với những món đồ cần chi phí cao hơn để trẻ thực hành tiết kiệm, hãy giúp trẻ biết gạt bỏ những tiêu pha vô bổ vào những thứ linh tinh khác, thay vào đó tập trung cho mục tiêu lớn.

Tuổi 14 – 18 tuổi: Hãy chú ý đến học phí của con!

Bước vào tuổi này, con trẻ bắt đầu đối diện cùng nhiều lựa chọn: các khóa học con quan tâm, du học, làm thêm…

Thực hành:

- Chi phí học: Khi con vào cấp 3 và bắt đầu chọn trường Đại học, hãy cùng con tham khảo các chi phí học tại trường. Nếu con có ý định du học, hãy thảo luận nghiêm túc về chi phí và trách nhiệm của con. Cha mẹ sẽ hỗ trợ chi phí nhưng con cũng cần có trách nhiệm với việc học của mình.

- Công việc làm thêm: Hãy khuyến khích con làm thêm để tăng thêm thu nhập và nhất là kinh nghiệm sống. Những công việc làm thêm sẽ giúp con bạn biết trân trọng đồng tiền cùng công sức bỏ ra. Mặt khác, những công việc làm thêm luôn đem lại những hiệu quả tuyệt vời, đó là những bài học ngoài ghế nhà trường.

chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.