Kênh truyền hình CNN của Mỹ đưa tin, người dân rất lo lắng về tình trạng của nền kinh tế đến nỗi họ đang gửi tiền vào ngân hàng với một tốc độ chưa từng thấy, kể từ nhiệm kì đầu tiên của Tổng thống Ronald Reagan, năm 1981.
Văn phòng Phân tích kinh tế của Chính phủ Hoa Kỳ báo cáo rằng tỉ lệ tiết kiệm đã tăng lên 13,1% trong tháng Ba, từ mức 8% trong tháng Hai.
Đó là tỉ lệ gửi tiết kiệm cao nhất kể từ tháng 11/1981. Con số khổng lồ 2,17 nghìn tỉ USD đã được người Mỹ gửi vào ngân hàng chỉ trong tháng trước.
Nghịch lí là khách hàng đang bỏ nhiều tiền tiết kiệm hơn vào ngân hàng khi thị trường tiền tệ, trái phiếu kho bạc không có lãi, trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã giảm lãi suất xuống 0 vào tháng trước, và đưa ra những chương trình cho vay sau Covid - 19.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, nhiều thông tin người gửi tiền nên làm gì khi lãi suất bằng 0 được gửi tới Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ông thừa nhận rằng đối với những người "sống dựa vào thu nhập từ những khoản gửi tiết kiệm, thì sẽ không được hưởng lợi từ lãi suất thấp, trong giai đoạn này".
"Nhưng chúng tôi phải bao quát nền kinh tế nói chung. Lãi suất thấp sẽ hỗ trợ việc làm, thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Và đó là nhiệm vụ của chúng tôi", ông nói thêm.
Tuy nhiên, việc không kiếm được đồng lãi nào không ngăn cản người dân Mỹ gửi tiết kiệm nhiều hơn, mặc dù nhiều người đã bị cắt giảm lương trong công việc chính.
Hôm thứ Năm, Chính phủ Mỹ cho biết thu nhập cá nhân của người Mỹ đã giảm 2%, trước những "tác động của sự lây lan Covid - 19, khi chính quyền ban hành lệnh ở nhà". Hơn 327,6 tỉ USD tiền lương và tiền thưởng của công nhân đã bị cắt giảm.
Tuần trước, 3,8 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, nâng tổng số lao động thất nghiệp ở Mỹ lên con số 30 triệu từ giữa tháng 3. Đây được đánh giá là tồi tệ nhất trong nền kinh tế Mỹ từ cuộc Đại suy thoái năm 2008.
Mặc dù thu nhập giảm nhưng trên thực tế nhiều người có thể tiết kiệm nhiều hơn vì họ đang chi tiêu ít đi.
BEA hôm thứ Nam cho biết, chi tiêu tiêu dùng đã giảm 7,5% trong tháng trước, tương đương với số tiền khoảng 935 tỉ USD lẽ ra chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ, nhưng được "tiết kiệm lại" . Phần lớn nguyên nhân được cho là các doanh nghiệp, cửa hàng đã đóng cửa vì dịch bệnh.
Người Mỹ cũng đang chi tiêu ít hơn cho chăm sóc y tế không cần thiết, giải trí và mua sắm ô tô. Riêng khoảng chi cho thực phẩm và đồ uống tiêu thụ tại nhà lại tăng lên.
Trong quá khứ, tỉ lệ gửi tiết kiệm đã nhanh chóng tăng vọt lên mức cao nhất là 12% vào tháng 12/2012, khi cuộc khủng hoảng tài chính đạt tới đỉnh điểm. Kể từ đó, tỉ lệ gửi tiết kiệm đã chậm lại. Một nhà kinh tế đã đưa ra giả thuyết rằng: có lẽ người Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc suy thoái không thể tránh khỏi.
"Tỉ lệ gửi tiết kiệm đã tăng lên đáng lể trong vài năm qua", Robert Frick, trưởng bộ phận kinh doanh của Liên minh tín dụng liên bang cho biết trong một tweet đăng trên Twitter.
"Hiện tượng đầu cơ tích trữ tiền mặt cho thấy người dân đang chuẩn bị cho cuộc suy thoái tiếp theo. Tôi không nói đến lợi nhuận, nhưng ngân hàng càng có nhiều tiền gửi, sự phục hồi càng tốt hơn", ông nói thêm.
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020