Bạn càng giỏi lên kế hoạch và thực hiện các kế hoạch đó thì bạn sẽ càng biết cách đầu tư, tiết kiệm và đạt được thành công về mặt tài chính, kinh tế. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta vẫn bị choán ngợp khi buộc phải rèn luyện, xây dựng thói quen tài chính tốt.
May thay, vẫn có những phương pháp đơn giản giúp bạn từng bước hình thành thói quen tích cực. Dưới đây là bốn thói quen phổ biến nhất mà những người giàu có thường sở hữu để quản lí tài chính cá nhân, theo Business Insider.
Những người giàu có thói quen lập chiến lược vì thông qua đó họ có thể tìm ra nhiều cách thức để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân. Thông thường, họ sẽ thống kê tất cả tài sản và mục tiêu muốn đạt được trong ngắn hạn cũng như dài hạn, sau đó nghĩ về các chiến thuật, các kịch bản và tình huống có thể xảy ra.
Họ cũng thường lập chiến lược quản lí tài chính cá nhân với người thân hoặc chuyên nghiệp hơn là cố vấn/chuyên gia tài chính. Khi mọi thứ đã được thống nhất, những người xung quanh có thể hỗ trợ để thực hiện kế hoạch.
Ví dụ, khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh, có nhiều việc phải làm hơn là chỉ chọn lĩnh vực buôn bán và địa điểm mở cửa hang. Bạn sẽ phải phát triển một kế hoạch tài chính cá nhân theo kiểu chiến lược, cân bằng với các mục tiêu khác từ tiền vốn ban đầu, chi phí duy trì, thời gian hoàn vốn, trong khi vẫn để tiết kiệm, đóng bảo hiểm, v.v.
Lập chiến lược sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin về việc đạt được kế hoạch tài chính cá nhân bởi vì bạn có định hướng cụ thể, đồng thời phác thảo ra các mục tiêu có thể đo lường được. Khi tất cả các chiến lược đã hoàn tất, bạn sẽ tiến hành theo từng bước và thậm chí là tự đánh giá được tiến trình thực thi, sẵn sàng thay đổi cách tiếp cận khi cần thiết.
Nếu muốn trở thành người giàu có, thành công, bạn cần có sự can đảm, dám tin tưởng và chia sẻ các bí mật về tiền bạc với chuyên gia tài chính hoặc người thân quen – những người có khả năng quản lí tài chính cá nhân giỏi hơn bạn.
Thông thường, chúng ta thường cảm thấy ngại ngùng, không muốn người khác đánh giá bản thân mình dựa trên số tiền mình kiếm được hoặc cách tiêu tiền. Vì thế, chúng ta giữ bí mật và "chịu đựng" trong im lặng.
Thế nhưng, người thành công thường cởi mở về cách họ sống, cách họ chi tiêu và những gì họ muốn đạt được. Họ có thể đã bắt đầu với việc vướng vào nợ nần nhưng nhờ có sự can đảm, họ tìm đến chuyên gia tài chính cá nhân để thay đổi nhận thức và bắt đầu quản lí tiền bạc lành mạnh hơn.
Dù tình trạng tài chính cá nhân của bạn như thế nào, hãy đối mặt với điều đó. Bạn phải tin tưởng ai đó và sẵn sang nhờ họ giúp đỡ, ngay cả khi chỉ là đưa ra những ý tưởng khả thi. Ngay cả những vận động viên vĩ đại nhất thế giới cũng cần có huấn luyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ.
Hầu hết mọi người đều quan tâm đến tương lai của mình nhưng những người giàu có sự kiên nhẫn, sẵn sàng từ bỏ những thứ chỉ mang lại sự hài lòng tức thì. Ví dụ, họ có thể quyết định mua nhà trả góp thay vì bỏ hết số tiền mình có để mua đứt một ngôi nhà. Trong tình huống này, số tiền họ còn lại sẽ giúp đầu tư kiếm lời trong tương lai.
Người thành công biết mục tiêu tài chính của mình và hiểu rằng nếu họ muốn nghỉ hưu với hơn 10 tỉ đồng trong tài khoản thì có lẽ bây giờ là thời gian để đầu tư ít nhất 15% thu nhập của bạn.
Tất nhiên, bạn cũng cần có kế hoạch ngắn hạn (mục tiêu tiết kiệm cho kì nghỉ hàng năm, sửa chữa nhà hoặc mua xe) nhưng bạn cần kiên nhẫn với mục tiêu tài chính dài hạn. Điều này cho phép bạn tập trung và biết ơn những gì bạn có, sống một cuộc sống thoải mái hơn vì bạn biết rằng mình đang trong quá trình biến giấc mơ thành hiện thực.
Đây là thói quen quan trọng nhất khi nói đến phát triển bản thân và mục tiêu tài chính. Bạn đừng chỉ nhận lời khuyên một cách mù quáng, hãy đặt câu hỏi về tài chính, tiền bạc khi không hiểu. Bạn cũng nên đọc nhiều sách, tìm ra ý tưởng quản lí, đầu tư tiền bạc.
Đô thị 08:29 | 13/07/2020
Nhà đất 08:06 | 13/07/2020
Kinh doanh 08:03 | 13/07/2020
Đô thị 08:03 | 13/07/2020
Kinh doanh 09:07 | 29/06/2020
Đô thị 06:02 | 29/06/2020
Du lịch 06:00 | 29/06/2020
Tiêu dùng 20:34 | 28/06/2020