50% rác thải sinh hoạt được xử lí bằng công nghệ đốt phát điện vào năm 2020

Đến quý 4 năm nay, TP HCM sẽ khởi công xây dựng nhà máy mới áp dụng công nghệ chuyển hóa rác thành điện năng, dự kiến chính thức vận hành vào cuối năm sau.

Chiều 26/8, Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM tổ chức buổi họp báo về định hướng của TP về xử lí chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chuyển đổi sang công nghệ đốt phát điện, nhằm giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020.

69116158_2514448045285924_8844997108978155520_n

Toàn cảnh cuộc họp. (Ảnh: Ngự Kỳ).

Theo thống kê của sở Tài nguyên Môi trường, năm 2018, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lí dưới dạng chôn lấp là hơn 2,2 triệu tấn, chiếm 72,52% trên tổng khối lượng chất thải năm này.

Hiện, việc xử lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP HCM chủ yếu là chôn lấp, chỉ một phần được xử lí bằng phương đốt, sản xuất phân bón và tái chế.

Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết, đến năm 2020, dự kiến tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố được xử lí bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tối đa là 50%, đến năm 2025 là 20%. Qua đó, biến nguồn rác thải thành nguồn nguyên liệu phục phụ cho các ngành khác.

Ông Thắng thông tin thêm, đến quý 4 năm nay, TP HCM sẽ khởi công xây dựng nhà máy mới áp dụng công nghệ chuyển hóa rác thành điện năng, dự kiến chính thức vận hành vào cuối năm sau.

Trong giai đoạn 2020, các nhà đầu tư trong lĩnh vực này gồm: Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa; Công ty cổ phần Vietstar; Công ty cổ phần Tassco và tiếp theo là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng 2 nhà máy đốt phát điện trong năm 2020.


chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.