500 triệu USD tiền bồi thường của Formosa Hà Tĩnh sẽ được dùng như thế nào?

Số tiền 500 triệu USD bồi thường mà Formosa Hà Tĩnh chi trả cho Việt Nam sẽ được dành ưu tiên cho người dân. Đặc biệt là ngư dân các tỉnh miền trung bị thiệt hại do cá chết, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay.

Theo tin tức trên báo TTXVN, chiều 30/8, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã xác nhận thông tin trên. Bộ TN&MT là nơi tiếp nhận và tạm giữ số tiền này và Bộ TN&MT đã báo cáo Chính phủ chờ xin ý kiến chỉ đạo.

Trước đó, tại hội nghị sơ kết chương trình phối hợp hành động hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng xâm nhập mặn, hạn hán, thủy sản chết hàng loạt tổ chức ngày 26/8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho biết, Formosa đã chuyển vào Kho bạc Nhà nước 250 triệu USD tiền bồi thường sự cố môi trường khiến cá chết hàng loạt ở miền Trung. Số tiền 250 triệu USD còn lại Formosa hứa sẽ chuyển nốt vào ngày 28/8.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Ngân hàng Nhà nước phải lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ của các ngành, địa phương bị thiệt hại.

Khi đã có phương án và tiêu chí của các tỉnh, số tiền 500 triệu USD Formosa đền bù sẽ được triển khai hỗ trợ theo quy định: 15 ngày một lần và 45 ngày thì quyết toán.

Trước đó, Formosa đã thừa nhận sai phạm, xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì gây ra sự cố môi trường ở 4 tỉnh miền Trung vừa qua.

Chủ tịch Công ty Formosa cam kết thực hiện bồi thường thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung là 500 triệu USD.

tin nhap 20160831011928
Formosa cam kết bồi thường thiệt hại cho người dân, bồi thường xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường biển.

500 triệu được sử dụng như thế nào

Thông tin trên báo VnExpress, trước đó, tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân sự cố cá chết tại 4 tỉnh miền Trung diễn ra chiều 30/6, trả lời VnExpress, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, số tiền 500 triệu USD bồi thường mà Formosa Hà Tĩnh cam kết chi trả cho Việt Nam sẽ được dành ưu tiên cho người dân. Đặc biệt là ngư dân các tỉnh miền trung bị thiệt hại do cá chết.

Chính phủ sẽ giao cho các bộ, ngành và các địa phương xây dựng phương án về bồi thường thiệt hại như: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, xử lý môi trường bền vững ...

“Công việc dài hơi hơn, Chính phủ sẽ rà soát, xem xét lại các thủ tục cấp phép, quy chuẩn về môi trường... đặc biệt là điều kiện cấp phép báo cáo đánh giá tác động môi trường (DMT) đối với các dự án đầu tư”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Theo tin tức trên báo Chất Lượng Việt Nam, Văn phòng Chính phủ cũng vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp về tiến độ triển khai công tác xác định, bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra.

tin nhap 20160831011928
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, số tiền 500 triệu USD bồi thường mà Formosa Hà Tĩnh chi trả cho Việt Nam sẽ được dành ưu tiên cho người dân. Đặc biệt là ngư dân các tỉnh miền trung bị thiệt hại do cá chết.

Về việc xây dựng tiêu chí, nguyên tắc, phương pháp xác định, bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, Phó Thủ tướng đồng ý bổ sung các đối tượng gián tiếp bị thiệt hại là chủ tàu và người lao động làm thuê trên tàu cá lắp máy công suất từ 90CV trở lên; chủ các cơ sở và người lao động làm thuê tại cơ sở (thu mua) tạm trữ thủy sản có kho đông, kho lạnh, cơ sở chế biến nước mắm, làm mắm tôm, các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Phó Thủ tướng cũng đồng ý cho UBND 4 tỉnh lùi thời hạn gửi các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính kết quả tổng hợp, xác định tổng mức thiệt hại và kinh phí bồi thường hỗ trợ trên địa bàn đến trước ngày 15/9/2016.

Đối với lượng thủy sản đang lưu trong các kho lạnh, kho cấp đông chưa tiêu thụ được thì tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm. Các lô hàng đảm bảo an toàn thực phẩm thì cấp giấy xác nhận đảm bảo an toàn thực phẩm để lưu thông, tiêu thụ. Các lô hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm thì tổ chức tiêu hủy theo quy định và hỗ trợ theo Quyết định 772/QĐ-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với sản phẩm khai thác, nuôi trồng thủy sản sau thời điểm Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố chất lượng môi trường biển (ngày 22/8/2016): lấy mẫu giám sát công bố chất lượng an toàn thực phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.

Báo Tiền Phong đưa tin, ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong chiều 29/8, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản hướng dẫn ngư dân ở 4 tỉnh bị ảnh hưởng do sự cố môi trường. Theo đó, trên biển, các địa phương tổ chức hướng dẫn cho ngư dân đánh bắt bình thường, nhưng phải lấy mẫu giám sát về an toàn thực phẩm (ATTP) hải sản khai thác.

Hải sản trước khi đưa từ tàu lên bờ (ở các cảng cá, bến cá, nơi lên cá) sẽ được lấy mẫu giám sát với tần suất 2-3 ngày/lần. Các chỉ tiêu phân tích là cadimi, chì, thủy ngân, phenol, xyanua. Các mẫu phải đảm bảo đại diện cho hải sản trên tàu, tầng sinh thái (tầng đáy, tầng nổi) và các loài hải sản khác nhau (cá, giáp xác, nhuyễn thể).

Với các lô hàng có mẫu bị phát hiện các chỉ tiêu cadimi, chì, thủy ngân vượt mức theo quy định và mẫu phát hiện có tồn dư phenol, xyanua, địa phương cần cảnh báo ngư dân về khu vực khai thác có mẫu phát hiện không bảo đảm ATTP.

Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản lưu ý, để phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh, là nơi cư trú của các loài thủy sản, khuyến cáo ngư dân chưa khai thác tại 3 khu vực như Bộ TN&MT cảnh báo.

Đó là vùng Hòn Sơn Dương (Hà Tĩnh), cách bờ 1,5 km với diện tích 300 km2; cửa Nhật Lệ (Quảng Bình), cách bờ 1,5 km với diện tích 330 km2 và Hòn Sơn Chà (Thừa Thiên-Huế), cách bờ 1,5 km với diện tích 160 km2. Bộ NN&PTNT sẽ thông báo tọa độ cụ thể của 3 khu vực trên, sau khi có công bố của Bộ TN&MT.

Đồng thời, ngư dân 4 tỉnh trên không sử dụng các nghề khai thác tầng đáy như: lưới kéo, rê đáy, lặn, câu đáy, lồng bẫy, khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ tự nhiên trong vùng biển 20 hải lý trở vào.

Ngoài ra, Tổng cục Thủy sản cho biết, ngư dân có thể nuôi trồng thuỷ sản bình thường ở vùng nước mặn, nước lợ đối với tất cả các phương thức nuôi: nuôi lồng bè, bãi triều và trong ao, đầm... nhưng theo hướng dẫn kỹ thuật để kiểm soát ATTP.

Bộ NN&PTNT cũng cho biết, diêm dân có thể sản xuất muối bình thường, đồng thời, cơ quan chức năng địa phương phải lấy mẫu giám sát định kỳ (1 lần/tháng) các chỉ tiêu: cadimi, chì, thủy ngân, arsen, phenol, xyanua.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.