65% nguyên nhân căng thẳng của học sinh do áp lực học tập

Trả lời câu hỏi “Yếu tố nào ảnh hưởng đến căng thẳng của học sinh?”, có đến 65,5% học sinh được khảo sát cho biết nguyên nhân từ học hành và 78,5% từ việc thi cử. Một số học sinh (6,8%) không nhận diện được lý do nào khiến mình căng thẳng.
 

Đây là những con số được đưa ra trong báo cáo tại Hội thảo Tâm lý học đường Quốc tế lần thứ VI được tổ chức từ ngày 1-2/8 tại ĐH Sư phạm Hà Nội.

Hội thảo do Liên hiệp Phát triển Tâm lý Học đường quốc tế và Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức. Hội thảo có mục tiêu trao đổi học thuật: Công bố các kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực tâm lý học trường học; phát triển tâm lý học trường học; kết nối, vận động các cơ quan Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, cơ quan truyền thông, các chuyên gia/các chuyên viên tâm lý, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học, giáo viên phổ thông và các bậc cha mẹ trong và ngoài nước trong việc xây dựng, quy hoạch, phát triển ngành, nghề, dịch vụ tâm lý học trường học tại Việt Nam và trên thế giới.

Có khoảng 400 đại biểu tham dự hội thảo, trong đó có 4 chuyên gia tâm lý hàng đầu đến từ Hoa Kỳ, 10 chuyên gia khác đến từ các nước châu Á, 200-300 chuyên gia trong nước…

65 nguyen nhan cang thang cua hoc sinh do ap luc hoc tap
Nhiều chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tâm lý học đường trong nước và quốc tế tham dự hội thảo.

Chủ yếu căng thẳng do học và thi

Theo chia sẻ của thầy Đỗ Văn Đoạt (ĐH Sư phạm Hà Nội), đối tượng khảo sát là 290 học sinh có độ tuổi trung bình 16. Kết quả khảo sát cho thấy, có hơn 90% khẳng định có các giai đoạn căng thẳng trong quá trình học thi chuyển cấp ở một hoặc nhiều thời điểm nào đó.

Học sinh ngoại thành cảm thấy căng thẳng nhiều hơn một chút so với học sinh nội thành. Những học sinh được hỗ trợ tài chính nhiều căng thẳng hơn so với những học sinh được hỗ trợ tài chính ít hơn. Điều này thể hiện sự kiểm soát về tài chính, những cam kết được thiết lập trong gia đình cũng là yếu tố gia tăng mức độ căng thẳng ở học sinh.

Trong báo cáo của thầy Đỗ Văn Đoạt còn tiến hành thực hiện một khảo sát nhỏ trên 290 học sinh THCS và THPT của Hà Nội về cách ứng phó với căng thẳng trong kỳ thi chuyển cấp. Kết quả nghiên cứu ban đầu đã tạo cơ sở khoa học cho các biện pháp hình thành kĩ năng ứng phó với căng thẳng cho học sinh trong các trường học.

Mặc dù có tới 80,7% học sinh thích ngồi một mình ở nhiều thời điểm, nhưng trong những tình huống căng thẳng, có 71,6% học sinh muốn nói chuyện với ai đó. 80% học sinh lớp 9 được khảo sát thể hiện sự háo hức muốn nói chuyện với ai đó, trong khi học sinh lớp 12 chỉ có 67%. Nam sinh có xu hướng thích điều này hơn nữ sinh.

65 nguyen nhan cang thang cua hoc sinh do ap luc hoc tap
Áp lực học tập và thi cử khiến nhiều học sinh căng thẳng. Ảnh minh hoạ

“Căng thẳng bắt nguồn từ những áp lực bên ngoài tác động đến công việc học hành, sức ép tâm lý, sự bất lực, không có khả năng ứng phó, khối lượng bài vở gia tăng và có kì vọng cao.

Số học sinh khác ví căng thẳng như là sự phá vỡ các thói quen thông thường, sự thiếu tập trung, nỗi thất vọng, phản ứng với môi trường nhiều áp lực, mất hứng thú, tự ti, trầm cảm,…

Số ít học sinh lại nghĩ rằng, căng thẳng là vấn đề vượt quá sức chịu đựng về mặt cơ thể và tinh thần của cá nhân, làm cho cá nhân bị kiệt sức”, thầy Đỗ Văn Đoạt phân tích.

Chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh bằng tư vấn tâm lý học đường

Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết, đối với ngành giáo dục, từ cấp mầm non đến tiểu học, THCS, THPT, công tác tư vấn tâm lý học đường có một vị trí quan trọng.

“Chúng ta sẽ chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe tinh thần của học sinh khi đảm bảo 100% học sinh phổ thông sẽ được tham gia các chương trình tư vấn tâm lý học đường chất lượng, hiệu quả, bài bản”, ông Linh khẳng định.

Các cơ sở đào tạo sư phạm cần kết nối với nhiều chuyên gia tâm lý học đường quốc tế để ngành giáo dục có thể tiếp thu kinh nghiệm hiện đại triển khai công tác này. Tuy nhiên, các chương trình phải Việt hóa cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Ông Linh cho rằng ngành giáo dục phải có một bộ tài liệu chuẩn về lĩnh vực tâm lý học đường và khi đó những chính sách được đưa ra, các chỉ đạo được đưa ra trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế sẽ tiệm cận được nhanh nhất, gần nhất với các mục tiêu đảm bảo phát triển hài hòa sức khỏe tinh thần và thể chất cho học sinh, đáp ứng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Bộ GD&ĐT mong muốn các cơ sở đào tạo sư phạm sẽ thường xuyên cập nhật các kiến thức về tâm lý học đường và bổ túc, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cốt cán tại các Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường… trong toàn quốc. Các cơ sở đào tạo sư phạm có ngành tâm lý giáo dục cần tham mưu cho các địa phương, cũng như Bộ GD&ĐT để thành lập các trung tâm can thiệp chuyên sâu hướng đến việc giải quyết những trường hợp cá biệt tâm lý nặng của học sinh.

Đây là sự thể hiện chăm sóc rất tốt của toàn xã hội đối với phát triển thể chất, phát triển sức khỏe tinh thần của học sinh.

“Đối với những ca chuyên sâu, giáo viên tâm lý của các trường không đủ năng lực triển khai. Lúc này nhà trường sẽ làm đầu mối kết nối giữa gia đình và các trung tâm chuyên sâu. Các trung tâm này có thể chủ trì các cơ sở đào tạo sư phạm, có thể hoạt động theo hướng dịch vụ… để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội và làm tốt nhất công tác tư vấn tâm lý cho các trường học cũng như cho người dân”, ông Linh cho biết.

65 nguyen nhan cang thang cua hoc sinh do ap luc hoc tap Tiến sĩ Stanford lý giải nguyên nhân học sinh chán học

Những chiếc huy chương không có nhiều ý nghĩa bằng cả quá trình. Điểm số sẽ làm kìm hãm sự sáng tạo và phát triển ...

65 nguyen nhan cang thang cua hoc sinh do ap luc hoc tap Đưa bảng điểm của con lên mạng: Phải viết 'captions' hợp lý để không tạo áp lực cho con?

Th.sĩ Nguyễn Hằng Nga cho rằng, việc đưa ảnh bảng điểm, giấy khen của con lên mạng khiến cho các phụ huynh khác có con ...

65 nguyen nhan cang thang cua hoc sinh do ap luc hoc tap 'Con xin lỗi vì không hoàn thành được ước mơ của bố mẹ!'

Làm cha mẹ, ai chẳng mong muốn đặt hy vọng vào con những ước mơ hoài bão nào đó nhưng sự kỳ vọng lại gây ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.