Đặc tả từng món: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc mô tả chi tiết và hấp dẫn về món ăn có thể giúp nhà hàng tăng đến 27% doanh thu. Ví dụ, một vài nhà hàng sẽ mô tả món bò bít tết ăn kèm khoai tây chiên bằng tên gọi sang trọng hơn như "thăn bò thượng hạng ăn kèm khoai tây chiên thái tay".
Không in đơn vị tiền trong menu: Có khá nhiều nhà hàng chỉ liệt kê giá món ăn trong menu bằng những con số nhưng không chú thích đơn vị tiền tệ của chúng. Thủ thuật này được sử dụng để đánh lạc hướng thực khách khỏi mối bận tâm rằng họ phải chi trả bao nhiêu tiền cho bữa ăn của mình.
Bán lại các suất ăn sẵn: Không ít nhà hàng thừa nhận rằng họ đã mua những suất ăn được chế biến sẵn bên ngoài sau đó để đông lạnh. Khi có thực khách gọi món thì nhà hàng chỉ cần hâm nóng và nêm nếm thêm một chút gia vị là có thể phục vụ được ngay.
Đặt tên món gợi sự tò mò: Bên cạnh việc miêu tả chi tiết về món ăn, nhiều nhà hàng còn gây ấn tượng với thực khách bằng cách đặt tên độc đáo cho các món ăn trong thực đơn. Những cái tên sang trọng, cầu kỳ thường có thể “đánh lừa” tâm lý khách hàng rằng họ đang được thưởng thức những món ăn cao cấp và đắt tiền.
In hình ảnh món ăn lên thực đơn: Thông thường, các nhà hàng sẽ in hình ảnh của những món ăn đắt tiền và được trang trí bắt mắt lên thực đơn để kích thích sự tò mò và cảm giác thèm ăn của thực khách.
Sử dụng đĩa có kích thước lớn: Nhiều nhà khoa học đã chứng mình rằng việc thưởng thức đồ ăn trong những chiếc đĩa nhỏ có thể khiến thực khách cảm thấy nhanh no hơn. Do đó, nhiều nhà hàng đã sử dụng các loại đĩa lớn để phục vụ thực khách, khiến họ cảm thấy chưa no và tiếp tục gọi thêm món.
Càng nặng càng tốt: Đa số thực khách đều dễ dàng bị đánh lừa bởi cảm giác rằng cân nặng thường tỷ lệ thuận với chất lượng. Do đó, nhiều nhà hàng thường sử dụng bộ dao, muỗng, nĩa được làm từ vật liệu nặng như đồng hoặc bạc để thực khách cảm thấy món ăn ngon hơn và đáng tiền hơn.