7 đặc trưng của hệ thống giáo dục giúp Phần Lan đứng đầu thế giới

Trước vấn đề "nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan", GS Trương Nguyện Thành đã đưa ra nhiều nhận định, đồng thời chia sẻ 7 đặc trưng của hệ thống giáo dục Phổ thông Phần Lan dựa trên triết lý "Less is More".
7 dac trung cua he thong giao duc giup phan lan dung dau the gioi Việt Nam - Phần Lan: 'Nhập khẩu' chương trình đạo tạo, phối hợp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên
7 dac trung cua he thong giao duc giup phan lan dung dau the gioi Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan
7 dac trung cua he thong giao duc giup phan lan dung dau the gioi Giáo dục Phần Lan: Đâu tin thật, đâu tin giả?

Ngày 28/8, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa Phần Lan Sanni Grahn-Laasonen trong chuyến thăm và làm việc tại nước này. Trong cuộc hội đàm, 18 biên bản ghi nhớ giữa trường đại học và trung học của Việt Nam với đối tác Phần Lan đã được ký kết với sự chứng kiến của Bộ trưởng hai nước.

Các biên bản ghi nhớ tập trung vào bốn lĩnh vực: Chuyển giao tài liệu về chương trình và sách giáo khoa; chuyển giao công nghệ đào tạo trực tuyến; khuyến khích mở thêm trường phổ thông Phần Lan ở Hà Nội bên cạnh dự án trường phổ thông Phần Lan ở TP HCM đang trong quá trình hoàn tất; hợp tác đại học để cùng liên kết đào tạo một số lĩnh vực; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Việc "nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan" đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Nhân vấn đề này, GS Trương Nguyện Thành (Phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen) đã có những chia sẻ, nhận định xoay quanh chương trình đào tạo của Phần Lan. Theo GS, Phần Lan áp dụng triết lý giáo dục: Ít hơn có nghĩa là nhiều hơn và đạt được nhiều thành công lớn.

7 dac trung cua he thong giao duc giup phan lan dung dau the gioi
GS Trương Nguyện Thành - Phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen)

"Báo chí vừa qua công bố Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đang nghiên cứu khả năng nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan, một hệ thống giáo dục Phổ thông đứng đầu thế giới nhiều năm qua. Đây đúng là một tin mừng cho tất cả bậc cha mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều thách thức khi áp dụng hệ thống giáo dục này vì nó dựa trên một triết lý giáo dục rất xa lạ và có thể khó chấp nhận được trong xã hội Việt Nam.

Hệ thống giáo dục Phổ thông Phần Lan dựa trên triết lý - Less is More - Ít hơn có nghĩa là nhiều hơn. Đây là một triết lý sống được đưa vào ứng dụng cho giáo dục.

Người dân Phần Lan tin tưởng vào triết lý "Less is More". Nhờ vậy họ có tư duy "Less is More" và thể hiện trong cuộc sống đơn giản và bình dị của họ. Nhà của họ thường chỉ vừa đủ sống. Họ không mua dư chỉ vừa đủ dùng. Phụ nữ ít khi dùng mỹ phẩm và không có nhiều trang phục. Đàn ông không đòi hỏi phải có xe hơi. Trong khi đó xã hội Việt Nam cũng như nhiều nơi khác trên thế giời có triết lý sống và giáo dục – More is More - lúc nào cũng muốn thêm chứ không muốn bớt.

Để hiểu triết lý sống "Less is More" này được ứng dụng vào nền giáo dục phổ thông Phần Lan như thế nào, tôi xin nêu vài điểm đặc trưng của hệ thống sau đây.

Rút ngắn thời gian đào tạo phổ thông - nhiều lựa chọn

Trẻ em Phần Lan không bắt đầu đi học đến khi 7 tuổi. Vâng, 7 tuổi. Dưới 7 tuổi trẻ Phần Lan chỉ có biết rong chơi. Trong khi đó ở Việt Nam, cha mẹ bắt đầu cho con đi học lúc 3 tuổi vì sợ không theo kịp trẻ khác.

Chương trình đào tạo phổ thông chỉ 9 năm thay vì 12 năm. Đến năm 16 tuổi học sinh thi một lần thi chuẩn quốc gia và có thể chọn: Học tiếp để chuẩn bị vào Đại học (dưới 40% chọn hướng này), học nghề Cao đẳng (dưới 60%) hay đi làm (dưới 5%). Xã hội Việt Nam trọng bằng cấp nên sẽ không mấy ai chọn Cao đẳng. Nhưng các nghề thợ kể cả kỹ thuật như thợ hàn, thợ điện có cần phải học trình độ toán, lý, hóa như ở THPT bây giờ không?

Ít giờ trong lớp - nhiều giờ để nghĩ và chơi

Mỗi ngày chỉ học 5 tiết và mỗi tiết chỉ 45 phút. Mỗi giờ có 15 phút nghỉ và đây là giờ chơi đúng nghĩa của nó. Học sinh được tự do vui chơi ngoài trời. Học sinh Phần Lan không có học thêm sau giờ. Thường rất ít bài tập về nhà, nếu có thì trung bình mất khoản 30 phút để hoàn tất.

Ở Việt Nam, giáo viên và phụ huynh thường lo sợ học sinh/con em mình thiếu kiến thức nên ngoài giờ học trong trường, còn học thêm với thầy cô và ở các trung tâm. Học sinh thường phải học từ sáng đến tối và kể cả cuối tuần.

7 dac trung cua he thong giao duc giup phan lan dung dau the gioi
Theo GS, Phần Lan áp dụng triết lý giáo dục: Ít hơn có nghĩa là nhiều hơn và đạt được nhiều thành công lớn

Ít thi cử - học nhiều hơn

Trẻ em Phần Lan rất ít khi phải thi hoặc làm bài tập ở nhà cho đến trung học. Trong thời gian 6 năm tiểu học, học sinh không có một đánh giá gì.

Việt Nam thì có văn hóa thi cử. Học sinh lúc nào cũng phải lo làm bài tập, học thi… Tôi không nghĩ giáo viên Việt Nam chấp nhận nhận định ít thi cử sẽ đem đến chất lượng học tập tốt hơn.

Ít môn học - học sâu hơn

Lượng kiến thức trong chương trình đào tạo ít hơn các chương trình đào tạo phổ thông khác và do đó cho phép học sinh có thời gian học sâu hơn.

Ít giờ đứng lớp - nhiều thời gian để chuẩn bị bài dạy

Giáo viên chỉ dạy 4 tiết/ngày và có 2 giờ/tuần cho phát triển chuyên môn. Nhờ có ít thời gian đứng lớp, giáo viên có thời gian để chuẩn bị bài giảng tốt.

Ít vị trí giáo viên - chất lượng giáo viên tốt hơn

Tất cả giáo viên Phổ thông đều phải có bằng ThS và là 10% giỏi nhất lớp. Năm 2010, 6.600 hồ sơ cho 660 vị trí giáo viên tiểu học. Lương của giáo viên khá cao. Do đó giáo viên phổ thông Phần Lan đều thuộc loại có học thức giỏi và có được địa vị xã hội như Bác sĩ và Luật sư.

Ít qui chế - thêm niềm tin

Chương trình đào tạo quốc gia chỉ là những hướng dẫn chung. Mấu chốt của vấn đề là ở niềm tin. Xã hội tin tưởng trường sẽ tuyển giáo viên giỏi. Trường tin tưởng vào khả năng của giáo viên và cho giáo viên nhiều tự do trong công tác xây dựng môi trường lớp học kiến tạo.

Phụ huynh học sinh tin tưởng ở trường học và giáo viên sẽ giáo dục con em họ tốt. Giáo viên tin tưởng ở học sinh học vì muốn học hỏi kiến thức (vì rất ít thi cử xếp hạng). Một khi xã hội đặt niềm tin vào hệ thống giáo dục thì chính phủ không cần phải xây dựng nhiều quy chế để kiểm soát. Trong khi đó Việt Nam, một xã hội đang bị khủng hoảng niềm tin trầm trọng.

7 dac trung cua he thong giao duc giup phan lan dung dau the gioi
GS cũng thẳng thắn cho rằng, triết lý giáo dục mà Phần Lan áp dụng rất xa lạ và có thể khó chấp nhận được trong xã hội Việt Nam

Khi ứng dụng triết lý "Less is More", Phần Lan đã thành công xây dựng nền giáo dục "Học 1 hiểu 10". Và do đó từ 2001 đến nay hệ thống này hầu như đứng đầu thế giới về khoa học, toán và đọc hàng năm. Hơn cả các nước tiên tiến trong khu vực châu Á nơi mà thời gian và kinh phí đầu tư cho giáo dục lớn hơn nhiều.

Xã hội và con người Việt Nam, đặc biệt giáo viên và phụ huynh học sinh hiện nay chưa sẵn sàng chấp nhận và tin tưởng vào triết lý "Less is More", do đó nhập khẩu chương trình đào tạo mà không có con người và niềm tin thì cũng giống như nhập một siêu xe thể thao về TP HCM nhưng chỉ chạy được 30 km/giờ trong thành phố không nhanh hơn một chiếc Honda"

Những nhận định, chia sẻ của GS Trương Nguyện Thành nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội, nhiều người cũng đã đưa ra quan điểm của mình xoay quanh câu chuyện này. Vietnammoi sẽ tiếp tục gửi đến độc giả những bài viết liên quan đến vấn đề "nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan".

GS-TS Trương Nguyện Thành, sinh năm 1961; Tiến sĩ ngành Hóa và Tính toán; hai bằng sáng chế quốc tế về Công nghệ thông tin; xuất bản 180 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành hóa và công nghệ thông tin; xuất bản hơn 150 bài báo trình bày tại các hội thảo chuyên ngành quốc tế.
chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.