82% người dân đồng tình thành lập TP Thủ Đức

Ngày 4/9, thông tin từ UBND ba quận 2, 9 và Thủ Đức cho biết đa phần người dân tại các quận nói trên đồng tình sáp nhập để thành lập thành phố Thủ Đức với tỉ lệ ý kiến đồng thuận trên 82%.

Cụ thể, về việc sáp nhập các quận 2, 9 và Thủ Đức thành một đơn vị cấp huyện là TP Thủ Đức, tại quận 9 có hơn 142 nghìn người dân tham gia cho ý kiến, trong đó có hơn 97% cử tri đồng ý.

Người dân quận 2, 9 và Thủ Đức đồng tình sáp nhập thành lập TP Thủ Đức - Ảnh 1.

Cử tri khu phố 2, phường Linh Đông, quận Thủ Đức cho ý kiến về việc thành lập và tên gọi TP Thủ Đức. (Ảnh: Minh Tân).

Tại quận 2 có hơn 72 nghìn người đi bỏ phiếu, trong đó có 82% cử tri đồng ý, 15% cử tri không đồng ý. Riêng tại quận Thủ Đức, cử tri đồng ý chiếm 97,89% với hơn 142 nghìn người dân đi bỏ phiếu.

Theo đó, kết quả lấy ý kiến cử tri sẽ được thông qua HĐND các cấp ở địa phương trước khi trình UBND TP HCM vào ngày 10/10 tới đây. Dự kiến HĐND TP HCM sẽ có nghị quyết về việc lấy ý kiến cử tri trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện trên địa bàn TP.

Việc bỏ phiếu được thực hiện từ ngày 3/10 tại các tổ dân phố.

Trước đó, ngày 1/10, Sở Nội vụ TP HCM đã có tờ trình về lộ trình, phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn TP HCM trong giai đoạn 2019-2021.

Tờ trình của Sở Nội vụ TP HCM cũng đề xuất phương án bố trí trụ sở làm việc của TP Thủ Đức trong tương lai. Cụ thể, trụ sở UBND ba quận: 2, 9 và Thủ Đức hiện tại sẽ được trưng dụng để bố trí làm nơi đặt trụ sở Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể của TP Thủ Đức.

Theo đó, trụ sở UBND quận 2 (số 168 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) được đề xuất làm nơi đặt trụ sở Thành ủy TP Thủ Đức. Trụ sở UBND quận Thủ Đức (số 43 Nguyễn Văn Bá, quận Thủ Đức) được bố trí làm trụ sở HĐND và UBND TP Thủ Đức.

Riêng trụ sở UBND quận 9 (số 2/304 Xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, quận 9) sẽ là trụ sở cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể TP Thủ Đức.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.