Ăn xin để đi du lịch: Trào lưu xấu xí của một bộ phận giới trẻ

Thay vì hăng say làm việc để tiết kiệm tiền đi du lịch nước ngoài thì hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều những vị du khách phương Tây tới châu Á hành nghề ăn xin để có tiền trang trái cho những chuyến xê dịch.

Có lẽ, trong tất cả chúng ta, chẳng ai còn xa lạ với hình ảnh những người ăn xin ngồi trên vỉa hè, đường phố xin tiền hay miếng ăn để duy trì sự sống qua ngày. Vì đói nghèo, vì bệnh tật, vì hoàn cảnh khó khăn thực sự đưa đẩy họ đến con đường cùng mà không một ai mong muốn.

Thế nhưng, ngày này, trong thời kì xã hội hóa hiện đại hóa thì bên cạnh những lí do nghiệt ngã đến đau lòng kể trên, người ta còn có thể bắt gặp nhiều mảnh đời ăn xin khác với lí do khó chấp nhận: xin tiền để du lịch.

Trào lưu "phượt ăn xin" tạo ra một cộng đồng có tên gọi "Begpacker" - phượt thủ ăn mày. Giải thích rõ ràng hơn về trào lưu này, nó có nghĩa là một lữ khách, hoặc bán cho người địa phương những thứ nhàm chán với mức giá cao ngất ngưởng so với giá trị nó đem lại, hoặc ngồi bệt ven đường với tấm biển ghi vài dòng như "hãy giúp tôi thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới" và chiếc mũ rỗng đặt ngửa, hoặc nhảy múa giữa đường của khu phố đi bộ kèm theo chiếc hộp đựng tiền ngay dưới chân.

an xin de di du lich trao luu xau xi cua mot bo phan gioi tre
Cảnh tượng này xuất hiện nhiều ở các quốc gia Đông Nam Á, nơi các du khách phương Tây ngồi trên nhiều tuyến phố lớn và xin tiền người dân địa phương. (Ảnh: Maria Ashiqin)

Có một nghịch lí là, những quốc gia mà phượt thủ ăn xin thường có thu nhập trung bình hàng năm thấp. Thậm chí số tiền mà phượt thủ kiếm được từ công việc "bèo bọt" nhất ở quê nhà còn cao hơn nhiều, theo thông tin được chia sẻ từ tờ Travel Wire Asia

an xin de di du lich trao luu xau xi cua mot bo phan gioi tre
Người đàn ông với tấm biển: "Tôi đang đi du lịch vòng quanh châu Á nhưng lại không có tiền. Làm ơn hãy giúp đỡ tôi." (Ảnh: Maria Ashiqin)

Trào lưu này đang có xu hướng thịnh hành ở khu vực Đông Nam Á, nơi có nhiều điểm du lịch và chi phí rẻ. Chính vì vậy, nó cũng đang nhận được vô vàn lời chỉ trích khác nhau từ người dân địa phương và cả những người nước ngoài. Hầu hết những người đã bắt gặp và có một sự hiểu biết nhất định về trào lưu này đều khẳng định rằng khách du lịch đang bị lợi dụng lòng hảo tâm, sự thương người để quyên tiền cho một lối sống mà với người dân các nước nghèo, đó là sự xa xỉ.

Do vậy, từ năm 2017, đã có không ít người lên tiếng kêu gọi khách Tây ngừng tham gia trào lưu "phượt ăn xin". Thậm chí có nhiều ý kiến còn cho rằng, việc đi du lịch đến một quốc gia khác mà không tự mình đảm bảo về mặt tài chính chính là sự liều lĩnh, ngu ngốc và đôi khi là gánh nặng đối với nền kinh tế địa phương.

Tuy nhiên thói xấu này vẫn tiếp tục được diễn ra trong năm 2018, họ bất chấp và bỏ mặc ngoài tai những lời phê phán của cộng đồng mạng xã hội.

an xin de di du lich trao luu xau xi cua mot bo phan gioi tre
Những hình ảnh quyên tiền phổ biến của du khách tại các nước thuộc khu vực châu Á. (Ảnh: Maria Ashiqin)
an xin de di du lich trao luu xau xi cua mot bo phan gioi tre
Du khách phương Tây với tấm biển để kêu gọi sự quyên góp, từ thiện của người dân ở Hong Kong. (Ảnh: Maria Ashiqin)

Dẫu biết rằng, du lịch tiết kiệm luôn là hình thức thu hút và nhận được sự quan tâm rất lớn đối với những người đam mê trải nghiệm trong những năm qua. Tuy vậy, sẽ luôn có vô vàn cách để có thể đi du lịch thỏa mãn đam mê, song vẫn có thể thoải mái bằng chính nguồn tài chính của mình như: lựa chọn điểm đến gần, giá vé rẻ, nơi lưu trú hạng trung bình phù hợp với túi tiền....

Chính từ điều này đã khiến nhiều người thẳng thắn khẳng định, "phượt ăn xin" không nằm trong số này. Theo đó, những lữ khách đang sử dụng trào lưu này xuất phát từ chính sự lười biếng của bản thân họ, và cũng chỉ thu hút những đối tượng có chung tính cách này. Bởi vậy, những hình ảnh này càng khiến họ trở nên xấu xí hơn trong mắt người dân trên toàn thế giới.

an xin de di du lich trao luu xau xi cua mot bo phan gioi tre
Hay là những người phụ nữ ngồi thiền trên vỉa hè với chiếc nồi để đựng tiền như thế này! (Ảnh: Maria Ashiqin)

Đam mê du lịch trải nghiệm, khám phá những điều mới mẻ luôn là một trong những điều tốt đẹp để khiến cuộc sống thêm phần thú vị. Thậm chí với những chuyến xê dịch mà du khách phải nghỉ ngơi tại một nơi chật chội, không được cung cấp đủ điện, nước hay mạng internet, hoặc phải dùng cơm với những món ăn đơn giản chỉ có đậu và cà.

Nghe thì có vẻ hơi khổ nhọc nhưng nếu nghĩ theo một cách tích cực thì nó vẫn sẽ đem đến cho họ những kỉ niệm đáng nhớ, bởi họ có thể chủ động về tài chính mà chẳng khi nào phải lo sẽ có ngày cúi mặt đi ăn xin dù là nơi xa lạ. Lúc nào cũng vậy, và trong hoàn cảnh nào cũng thế, một tâm thế tốt sẽ mang đến cho người ta những cảm nhận tuyệt vời.

XEM THÊM

an xin de di du lich trao luu xau xi cua mot bo phan gioi tre Cận cảnh những 'chiến tích' nham nhở của 'phượt thủ' ở Tam Đảo

Một lần nữa, hình ảnh của các "phượt thủ" lại khiến cộng đồng mạng "dậy sóng" bởi hành động ngang nhiên "đánh dấu lãnh thổ" ...

an xin de di du lich trao luu xau xi cua mot bo phan gioi tre Những con đường 'rớt tim ra ngoài' thách thức phượt thủ

Chỉ những người có lòng quả cảm và chút may mắn mới có thể vượt qua những con đường hiểm trở ở Pakistan, Bolivia... - ...

an xin de di du lich trao luu xau xi cua mot bo phan gioi tre Dù đã được cảnh báo trước về cơn bão số 3, nhiều 'phượt thủ' vẫn lao vào vùng nguy hiểm

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh các 'phượt thủ' vất vả 'băng đèo, vượt núi' để đến ...

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.