Nhắc tới Sài Gòn, người ta liên tưởng ngay tới hình ảnh một thành phố sôi động, phát triển vượt bậc với những toà nhà cao "chọc trời". Thế nhưng, ít ai biết rằng, đâu đó giữa lòng thành phố nhộn nhịp này lại có những ngõ nhỏ đang được khoác lên mình những "chiếc áo" đầy dung dị do các hoạ sĩ tài ba "phù phép" lên. |
Đó là những con đường bích hoạ, nằm ẩn mình trong các ngõ nhỏ quận 1, quận 4. Đó là những bức tường cũ kĩ, rong rêu bám lem luốc, nay được "thay áo mới" bởi những hoạ sĩ tài hoa. |
“Sài Gòn một sớm tinh mơ. Cà phê, đọc báo, đánh cờ ung dung”, Sài Gòn trở nên bình yên và nên thơ hơn nhiều trong bức bích hoạ trên cổng trường THCS Bùi Thị Xuân (Đường Bùi Thị Xuân, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1). |
Đối với người Sài Gòn, đón ngày mới với một tách cà phê, một tờ báo nhỏ giúp cuộc sống trở nên chậm và sâu hơn trong thành phố bộn bề công việc, ngày ngày phải gồng mình chạy đua. |
Hình ảnh người thiếu nữ Việt trong tà áo dài được tái hiện qua bàn tay của các hoạ sĩ. |
Ngoài việc giúp thành phố trở nên ấm áp hơn, những bức bích hoạ còn là địa điểm tác nghiệp tuyệt vời cho giới nhiếp ảnh. Tại đường Paster, quận 1, một cô gái đang được nhiếp ảnh gia ghi lại hình ảnh cùng những bức bích hoạ đầy màu sắc. |
Bức bích hoạ trải dài trên đường Lý Văn Phức (quận 1, TP.HCM). |
Những bức bích hoạ bình dị, không cầu kỳ đã làm cho một thành phố nhộn nhịp, chạy đua bỗng trở nên thân thuộc, gần gũi lạ thường. |
"Mình rất ấn tượng bởi những bức bích hoạ này, đi trên đường đang có chuyện buồn bực mà bắt gặp những bức bích hoạ thế này thì thấy lòng nhẹ nhàng hẳn. Không chỉ nghệ thuật, mình thấy điều quan trọng trong những bức bích hoạ này là tạo được sự ấm áp cho người xem", chị Mai Phương, người dân sống tại quận 4 chia sẻ. |
Cẩn thận trong từng nét cọ cho bức "Hồ sen'' của mình, ông Nguyễn Văn Minh - Tác giả của những bức bích hoạ trong các con hẻm 62, 64,144 đường Nguyễn Khoái (quận 4) cho biết: "Tôi vẽ được gần 3 năm rồi, cứ vẽ thế rồi thành đam mê khi nào không hay. Giờ mà bắt tôi nghỉ vẽ chắc không chịu được. Tôi sẽ vẽ cho tới khi nào không cầm được cọ nữa mới thôi". |
Mọi ngóc ngách trong căn nhà nhỏ của hoạ sĩ Minh đều được điểm tô bằng những nét cọ của ông. |
Đối với hoạ sĩ Minh, hàng rào, tường nhà, cột điện... đều có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật nhằm điểm tô phố phường sạch đẹp và vui tươi hơn. Những bức bích hoạ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật hội hoạ mà còn chứa đựng những thông điệp về nghệ thuật sống tốt đẹp. |
Phế thải 'ngáng đường' người dân trên Đại lộ Thăng Long
Tình trạng đổ phế thải vẫn tiếp diễn ở Đại lộ Thăng Long, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với các phương tiện lưu thông ... |