Bà Trần Uyên Phương: 'Giai đoạn thực tập chính là lúc chúng ta bắt đầu và không còn thời gian để bỏ phí'

Phỏng vấn nhanh bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát về vấn đề thu hút người tài, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường tại Ngày hội việc làm "Khơi nguồn lực, đón thành công".
Bà Trần Uyên Phương: Giai đoạn thực tập chính là lúc chúng ta bắt đầu và không còn thời gian để bỏ phí - Ảnh 1.

Bà Trần Uyên Phương, phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát trong Ngày hội việc làm hôm nay. (Ảnh: Đông A).

PV: Bà có thể chia sẻ, ý nghĩa của các doanh nghiệp, các bạn sinh viên sẽ nhận được khi tham gia những ngày hội tuyển dụng như thế này?

Bà Trần Uyên Phương: Trước hết, tôi đánh giá cao và xin cảm ơn các thầy cô đã tạo ra những ngày hội thế này cho các bạn sinh viên. Tôi nhận thấy rằng, thế hệ sinh viên hiện tại đã khác ngày trước rất nhiều.

Họ sẽ là nguồn khách hàng tiêu dùng trong tương lai, đồng thời cũng là nguồn lực lao động sắp tới. Do đó, tất cả các doanh nghiệp đều phải thay đổi để làm sao phù hợp với người tiêu dùng. Kể cả các doanh nghiệp tuyển dụng cũng cần đặt ra những tiêu chí tuyển dụng mới để xây dựng cái gì đó rất Việt Nam. Do đó, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố rất cần thiết.

PV: Những nhà trường và các bạn sinh viên, họ có cơ hội thật hay không từ những ngày hội tuyển dụng như thế này?

Bà Trần Uyên Phương: Đối với doanh nghiệp, lao động là một trong yếu tố cực kì quan trọng. Cho nên, chúng tôi cũng phải tìm kiếm những cơ hội, những nguồn lực để tìm ra được những người có năng lực, thực sự có đóng góp cho doanh nghiệp.

Đây cũng là cơ hội doanh nghiệp tiếp cận được với các bạn sinh viên và truyền tải thông tin để các bạn sinh viên có thể tiếp cận. Bên cạnh đó, có những bạn sinh viên rất giỏi nhưng lại e dè, chưa có chủ động đi tiếp xúc với doanh nghiệp, thì đây cũng là cơ hội dành cho các bạn.

Bà Trần Uyên Phương: Giai đoạn thực tập chính là lúc chúng ta bắt đầu và không còn thời gian để bỏ phí - Ảnh 2.

Bà Trần Uyên Phương trao đổi, giao lưu với các bạn sinh viên. (Ảnh: Đông A).

PV: Trong quá trình tiếp xúc, làm việc với các bạn sinh viên tại những ngày hội như thế này, có đánh giá như thế nào về thế hệ sinh viên bây giờ? Từ góc độ tuyển dụng, nhận thấy các bạn ấy đã có những yếu tố gì và thiếu những điều kiện gì?

Bà Trần Uyên Phương: Tôi thấy các bạn sinh viên thế hệ 2000, là lực lượng lao động trẻ. Họ được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin rất đa chiều và họ là nhóm có thói quen tiêu dùng, thói quen tiếp nhận thông tin và xử lí thông tin hoàn toàn khác.

Một trong những yếu tố mà tôi thấy thệ hệ trẻ bây giờ cần có là sự kiên nhẫn và tính kỉ luật. Vì lượng thông tin họ tiếp cận rất nhiều, tuy nhiên càng có nhiều thông tin thì càng khiến con người ta lo lắng, nghi ngờ và khó ra quyết định, dễ bị dao động.

Do đó, để làm việc gì đó thực sự hiệu quả và làm nên kết quả đột phá, đòi hỏi ở con người yếu tố kỉ luật, tinh thần bền bỉ. Đó là những cái mà trong thế hệ mới chúng ta thấy đang mất dần đi.

PV: Đứng dưới góc độ tuyển dụng, một người đã đi làm rồi và một sinh viên mới ra trường thì có những điểm lợi thế và hạn chế gì?

Bà Trần Uyên Phương: Với những người chưa đi làm bao giờ nhìn chung các bạn sẽ có cảm giác hụt hẫng khi bắt tay vào làm. Các bạn mong đợi một môi trường làm việc, cũng như các bạn nghĩ về năng lực của các bạn đều khác xa so với thực tế, đó là điểm yếu của sinh viên mới ra trường.

Các bạn càng đi làm sớm, tiếp xúc nhiều bạn sẽ càng thực tế hóa những cái mà bạn đang mong đợi, điều này sẽ giúp ích cho tất cả các bên, từ doanh nghiệp đến người lao động.

PV: Ngày nay, chúng ta thấy, các cơ sở đào tạo đã chủ động liên kết với doanh nghiệp để đào tạo ngay từ trong các nhà trường. Doanh nghiệp tìm đến nhà trường để tuyển dụng sinh viên ngay trong thời gian học tập. đánh giá thế nào về cách tuyển dụng này và Tân Hiệp Phát đã làm gì để thu hút người tài?

Bà Trần Uyên Phương: Hiện nay, với Tân Hiệp Phát thì chúng tôi vẫn thường xuyên mời tất cả các bạn sinh viên năm cuối và các nhà trường đến tham quan công ty, cùng chia sẻ, cùng nói chuyện với giám đốc khối để hiểu hơn về những mong đợi, tình hình, môi trường làm việc thực tế là thế nào.

Với Tân Hiệp Phát, giai đoạn bạn thực tập không có nghĩa là bạn đến đó để chơi, không thực sự làm việc. Giai đoạn thực tập chính là giai đoạn chúng ta bắt đầu và không còn thời gian để bỏ phí nó.

Chúng tôi có hẳn một bộ phận nhân sự liên kết với phòng đào tạo của các trường. Chủ động, tiếp xúc, chia sẻ những câu chuyện của Tân Hiệp Phát để các bạn sinh viên có thể học hỏi. Bên cạnh đó, chúng tôi có thể hiểu hơn, thực tế hóa hơn các môn học của sinh viên để cung cấp thêm thông tin cho nhà trường.

PV: Tân Hiệp Phát có thường tuyển dụng trực tiếp sinh viên tại những ngày hội việc làm như này không? Và lĩnh vực Tân Hiệp Phát thường tuyển dụng là gì?

Bà Trần Uyên Phương: Đối với Tân Hiệp Phát, chúng tôi thường sử dụng những ngày hội này để cung cấp thông tin, còn tuyển dụng thì sẽ tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu, vị trí cũng như nhu cầu của doanh nghiệp lúc bấy giờ.

PV: Vâng, xin cảm ơn bà đã tham gia buổi phỏng vấn! 

Sáng nay (14/5), tại Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Trường Đại học Giao thông vận tải và Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và việc làm năm 2019 với chủ đề "Khơi nguồn lực, đón thành công".

Ngày hội thu hút sự tham gia của 70 đơn vị với 65 gian hàng, 1934 vị trí tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động dành cho người lao động. Trong đó, có 1.284 vị trí tuyển dụng, xuất khẩu lao động ở mọi trình độ. Ngoài các chỉ tiêu tuyển dụng việc làm, trong Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và việc làm này, các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm đào tạo nhân lực có nhu cầu tuyển hàng trăm chỉ tiêu đào tạo các ngành nghề được các bạn trẻ yêu thích.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.