Bác sĩ Lương bị bắt vì có liên quan tới vụ gây sốc phản vệ. |
"Xót xa quá"
Đó là lời chia sẻ của bác sĩ Phạm Trung Nghĩa – Bệnh viện Nhân Dân 115, Thành Phố Hồ Chí Minh tâm sự khi nghe thông tin trên báo chí về việc đồng nghiệp trẻ của mình là bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt vì liên quan tới vụ việc sốc phản vệ gây tử vong ở Hoà Bình.
Chia sẻ của bác sĩ Nghĩa trên mạng xã hội cũng nhận được nhiều chia sẻ của đồng nghiệp. Bác sĩ Nghĩa cho biết kết quả không biết cơ quan điều tra như thế nào nhưng ở vụ việc này thì đúng là xót xa.
Bác sĩ Nghĩa tâm sự cần tìm ra do lỗi của hệ thống hay lỗi của cá nhân để bác sĩ có thể yên tâm làm việc. Nhiều bác sĩ cho rằng nghề bác sĩ thực sự là nghề nguy hiểm, bác sĩ Lương cũng là một bác sĩ trẻ, niềm tin, nhiệt huyết với nghề còn rất lớn nhưng sau sự cố này chắc bác sĩ Lương cũng khó có thể yêu nghề như trước.
Chia sẻ với báo Infonet, bác sĩ trẻ Nguyễn Xuân Hưởng, Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên bức xúc việc bác sĩ Lương ra y lệnh cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo và xảy ra tai biến.
Trong trường hợp này bác sĩ Lương bị bắt khiến bản thân bác sĩ Hưởng và các đồng nghiệp của anh đều bức xúc.
Bác sĩ Hưởng cho biết ở góc độ bác sĩ họ không có thiết bị để biết độ an toàn của nước bởi Bệnh viện hay trực tiếp Bộ Y tế không cấp thiết bị cho bác sĩ kiểm tra.
Thứ hai, là bác sĩ khi người sửa máy và người ở phòng vật tư nói là mọi thứ xong xuôi hết rồi thì việc bác sĩ ra y lệnh sử dụng máy là điều bình thường.
“Có máy quan trắc nào đâu, có bên thứ 3 kiểm định đâu, có quy trình kiểm định của bác sĩ về vấn đề nước lọc đó không?” – bác sĩ Hưởng xót xa cho đồng nghiệp.
Sau trường hợp của bác sĩ Lương ở Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình lại một lần nữa các đồng nghiệp của anh “ngao ngán” nghề y bạc quá. Bác sĩ không có gì trong tay chỉ có kiến thức cứu người và có thể rơi vào vòng lao lý bất cứ lúc nào.
Cảm thấy tiếc nuối
Luật sư Nguyễn Vượng Hải- đoàn Luật sư Hà Nội cũng là người công tác tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai với vai trò điều dưỡng anh cảm thấy tiếc cho bác sĩ Lương. Tuy nhiên, anh Hải cho rằng trong vụ việc này cần phải có hồ sơ, xem hồ sơ mới bình luận cụ thể được.
Theo luật sư Hải, ở trường hợp bác sĩ Lương bị bắt vì không có hồ sơ cụ thể nên khó bình luận. Tuy nhiên, vụ việc này cũng liên quan đến cả các quy định ở tầm vĩ mô, bác sĩ Lương là bác sĩ của hồi sức cấp cứu, liệu bác sĩ Lương đã từng được đào tạo qua chuyên khoa thận nhân tạo chưa mà lãnh đạo phân công cho bác sĩ phụ trách mảng đó.
Theo quy định của Bộ Y tế, những người làm về thận nhân tạo phải có các yêu cầu gì thì mới được làm. Một bác sĩ không có chuyên khoa thận nhân tạo mà cho y lệnh chạy thận không đúng quy trình hành nghề.
"Về phía bác sĩ, bên công an thu thập được gì, bác sĩ Lương cho y lệnh bằng văn bản hay bằng lời nói, cho phép chạy hay không, tất cả phải có quy trình. Quy trình thường quy bệnh nhân lọc máu chu kỳ cần được bác sĩ khám sàng lọc và cho chạy thận hay những bệnh cấp cần chạy gấp thì cũng rất bất cập." - Luật sư Hải nói.
Ngoài ra, luật sư Hải cho biết thêm, theo Bộ Luật hình sự nếu vi phạm quy chế thì chỉ bị kỷ luật theo luật cán bộ, công chức, viên chức chứ chưa đến mức hình sự. Cần xem xét rất kỹ ở trường hợp này xem vi phạm điều gì ở quy chế.
Nếu ở tâm lý bình thường, chỉ nhìn bên ngoài thì rất bức xúc và có cảm giác bác sĩ bị oan khuất. Bởi việc để sốc phản vệ gây ra tử vong cho 8 bệnh nhân thì người súc rửa đường ống để tồn dư hoá chất phải chịu trách nhiệm, họ phải có trách nhiệm test lại, báo cáo lại nhưng trường hợp này người súc rửa bỏ qua quy trình súc rửa dẫn đến tai nạn đáng tiếc thì bác sĩ bị liên luỵ về mặt cảm tính cũng gây bức xúc cho dư luận và đồng nghiệp.
Pháp luật 11:29 | 13/05/2019
Pháp luật 07:24 | 21/01/2019
Pháp luật 02:10 | 08/01/2019
Pháp luật 09:57 | 09/07/2018
Pháp luật 06:34 | 09/07/2018
Thời sự 12:45 | 21/03/2018
Thời sự 10:31 | 21/03/2018
Pháp luật 11:35 | 17/03/2018