Theo bác sĩ Trần Vũ Quang – bệnh viện Phụ sản Trung ương, để an toàn cho cuộc mổ cần phải để hệ tiêu hóa trống. Việc nhịn ăn trước ca mổ chủ động sẽ hạn chế tai biến cho quá trình gây tê và gây mê (nếu có). Vì có trường hợp trong lúc mổ, do có thức ăn trong đường tiêu hóa mà sản phụ bị trào ngược thực quản, thức ăn tràn vào phổi, gây tắc đường hô hấp rất nguy hiểm.
Bác sĩ sản khoa Trần Vũ Quang. (Ảnh: NVCC) |
Cũng theo bác sĩ, đường tiêu hóa khi có thức ăn sẽ có nhu động ruột nhiều, đường ống tiêu hóa giãn nở sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật viên. Bởi vậy nên nhịn ăn trước khi mổ 6-7 tiếng.
Lưu ý thời gian nhịn ăn, uống tối thiểu trước khi mổ đẻ
Chất lỏng sạch: 2 giờ.
Sữa mẹ: 4 giờ.
Sữa khác: 6 giờ.
Ăn: 6 -7 giờ.
Với sản phụ sinh mổ chủ động, cũng không nên uống nước quá nhiều, chỉ uống nhấm môi để tránh cảm giác khát. Khi đói quá có thể ngậm kẹo chống mệt. Với những sản phụ sinh mổ cấp cứu đành phải chấp nhận nguy cơ cao khi phẫu thuật, tuy nhiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các bác sĩ.
Với sản phụ sinh thường, không phải nhịn ăn hoàn toàn nhưng chỉ nên ăn nhẹ, uống nước duy trì chứ không phải tích cực.
Theo báo cáo khảo sát gần đây ở một số bệnh viện sản tại Việt Nam của TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy - PGĐ Bệnh viện Từ Dũ, tỷ lệ mổ lấy thai ở các bệnh viện đều tăng. Cụ thể, tỷ lệ mổ lấy thai ở bệnh viện Từ Dũ là 48%, Phụ sản Trung ương là 35-40%, bệnh viện Hùng Vương là 20-30%, các tỉnh khác khoảng 20-35%. Theo TS.BS Thu Thủy, tỷ lệ mổ lấy thai tăng do những yếu tố sau: - Tâm lý sản phụ và gia đình cho rằng sinh mổ tốt hơn sinh thường - Tâm lý sản phụ sợ đau - Tâm lý muốn sinh con theo giờ - Sợ tổn thương âm đạo sau sinh thường Cũng theo bác sĩ, mặc dù sinh mổ có những ưu điểm như chủ động được giờ sinh bé, giảm tỷ lệ thai chết trong chuyển dạ do biến cố như sa dây rốn, suy thai cấp...,tránh được tỉ lệ sang chấn sản khoa như xuất huyết não, gãy xương...nhưng sinh mổ cũng kèm theo rủi ro nhất định. Những rủi ro kể đến như mổ lấy thai sớm, bé sinh ra sớm khi chưa có chuyển dạ, bé có thể bị ngạt nếu thời gian lấy thai lâu, bé không được bú mẹ ngay sau sinh và hệ miễn dịch kém hơn các bé sinh thường. |
XEM THÊM
Thiên đường sinh nở Nhật Bản: Ăn uống không kiêng cữ, viện phí nhà nước lo
Được chăm sóc từ ngày bắt đầu thai kỳ đến tận khi sinh xong, chị Bùi Hường ấn tượng với thiên đường sinh nở Nhật ... |
Kinh nghiệm sinh nở tại bệnh viện Bưu điện Hà Nội
Với kinh nghiệm sinh nở tại bệnh viện Bưu điện, sản phụ sẽ chủ động hơn khi sinh tại đây. |
Thực đơn ở cữ khỏe cho mẹ, dồi dào sữa cho con
Chị Nguyễn Thuỳ Duyên (sinh năm 1982, Hà Nội) chia sẻ thực đơn ở cữ cho các sản phụ sau sinh. Chị mới sinh bé ... |