40% ca sinh ở Việt Nam được mổ

Một số thai phụ có vấn đề trong thai kỳ được bác sĩ chỉ định sinh mổ, nhiều gia đình mong muốn chọn giờ tốt để con chào đời.
40 ca sinh o viet nam duoc mo Bà mẹ xinh đẹp vui mừng vì tiết kiệm được một nửa chi phí sinh con
40 ca sinh o viet nam duoc mo Sinh mổ tại Mỹ: Sau sinh vẫn ăn sữa chua, được da tiếp da với con cả ngày

Trả lời trên báo Tuổi trẻ, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình (Hà Nội) - khuyến cáo chỉ nên sinh mổ khi người mẹ không có khả năng sinh thường, sinh khó hoặc các chị em có khung chậu hẹp, con quá to hoặc nhau tiền đạo, chảy máu nhiều đe dọa thai nhi... Ở Việt Nam hiện nay tỉ lệ sinh mổ rất cao. Ngoài các trường hợp khó sinh phải chỉ định mổ, còn nở rộ chuyện mổ để chọn giờ sinh đẹp, chọn giờ sinh theo yêu cầu của thầy tướng số. Một số bệnh viện tuyến trên như Phụ sản Hà Nội, Phụ sản T.Ư, tỉ lệ ca sinh mổ lên đến 40-50%.

Theo TS. BS Nguyễn Thị Thanh Hà, Giảng viên bộ môn Sản – Đại Học Y Dược Tp. HCM.: Khi sinh thường, trẻ sẽ được chui qua ống sinh tự nhiên của mẹ (âm đạo) nên được nuốt các vi khuẩn có lợi tại đây. Các lợi khuẩn này có tác dụng kích thích hệ vi sinh đường ruột của trẻ, nơi chứa hơn 70% tế bào miễn dịch của toàn cơ thể, từ đó giúp hoàn thiện hệ miễn dịch. Trẻ sinh mổ không được trải qua điều kiện thuận lợi ban đầu này nên bị ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của hệ miễn dịch. Hơn nữa, mẹ sinh mổ thường lên sữa chậm và phải sau từ 4 đến 5 giờ cách ly mới được cho bé bú, trong khi sữa non của mẹ rất giàu dinh dưỡng và chứa nhiều kháng thể cho trẻ giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch. Đây chính là hai nguyên nhân chính khiến trẻ sinh mổ chậm hoàn thiện hệ miễn dịch so với trẻ sinh thường. Trong khi một em bé sinh thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch thì bé sinh mổ phải mất đến 6 tháng cho một hệ miễn dịch hoàn thiện.

Hơn nữa, trẻ sinh mổ không đi qua đường sinh bình thường do vậy trẻ không được đẩy từ buồng tử cung xuống âm đạo nhờ các cơn co và trẻ không chui qua ống âm đạo nên lồng ngực của trẻ không bị ép chặt và đẩy hết nước ối tại đường hô hấp (phổi, khí phế quản) ra ngoài, điều này có thể gây ra tồn dịch trong phổi dẫn đến hội chứng “chậm hấp thu dịch phổi” dễ gây suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Thời gian theo dõi ở bệnh viện lâu hơn trẻ sinh thường cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sinh mổ, do hệ miễn dịch vẫn còn chưa hoàn thiện mà phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và mầm bệnh ở môi trường bệnh viện.

40 ca sinh o viet nam duoc mo Bác sĩ phụ sản Trần Vũ Quang: 'Trước khi sinh mổ nên nhịn ăn 6-7 tiếng’

Khác với sinh thường, sinh mổ là ca đẻ có can thiệp của y tế, do vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Theo ...

40 ca sinh o viet nam duoc mo Kinh nghiệm sinh mổ tại Bệnh viện Từ Dũ

Chị Phan Lê Bích Ngọc chia sẻ kinh nghiệm sinh mổ tại bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).

40 ca sinh o viet nam duoc mo Kinh nghiệm sinh mổ khu dịch vụ D3 tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Chị Chu Hạnh (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm sinh mổ tại khu dịch vụ D3 - bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.