Bệnh nhân bị viêm ruột thừa nằm viện tỉnh gần 2 ngày không phát hiện ra?

Bị đau bụng vào viện gần 2 ngày nhưng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau không xác định được có dấu hiệu viêm ruột thừa. Đến khi bệnh nhân ra viện vào phòng khám tư siêu âm thì phát hiện viêm ruột thừa đã hoại tử. 

Theo chia sẻ của người nhà chị Nguyễn Bích T. (sinh năm 1975), trú tại xã Tạ An Khương, Đầm Dơi, Cà Mau, chị T. có dấu hiệu đau bụng nhiều nên phải được người thân đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau cấp cứu.

Khi vào khoa cấp cứu của Bệnh viện, chị T. được y bác sĩ khám sức khỏe bệnh nhân ban đầu một cách qua loa. Sau khi khám xong thì tiêm 01 mũi thuốc và bảo người nhà và bệnh nhân chờ bác sĩ theo dõi bệnh.

Sau đó 20 phút bệnh đau nhiều hơn, người nhà lại gọi bác sĩ và được thông báo "đã khám rồi chờ theo dõi" và đưa chị T. đi siêu âm vùng bụng, nhưng bác sỹ cho biết là không phát hiện bệnh lý gì và cho người bệnh nằm chờ theo dõi tiếp.

Cho đến khoảng 17h cùng ngày thì chị T. được chuyển đến khoa Huyết Học Lâm Sàng để tiếp tục chờ bác sĩ theo dõi bệnh và bác sĩ vẫn nói là không có phát hiện bệnh lí gì cả.

Bệnh nhân bị viêm ruột thừa nằm viện tỉnh gần 2 ngày không phát hiện ra? - Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau nơi xảy ra sự việc.

Đến 14h ngày hôm sau là ngày 30/4/2019, thấy chị T. vẫn đau vùng bụng người nhà tiếp tục hỏi bác sĩ cần làm thêm xét nghiệm, chiếu chụp gì khác để tìm bệnh không nhưng bác sĩ trả lời là không có bệnh gì để khám và chụp. Thấy vậy nên gia đình có ý kiến xin được về để đi bệnh viện tuyến thành phố Hồ Chí Minh khám lại. Bệnh viện đồng ý cho chuyển nhưng yêu cầu người nhà cam kết sau khi ra khỏi viện nếu có việc gì bất chắc thì không được khiếu kiện.

Sau đó chị T. được người nhà đưa về nhà ở thành phố Cà Mau khoảng 15h chiều 30/4. Đến khoảng 16h cùng ngày chị T. vẫn đau vùng bụng nhiều nên em trai đưa đi siêu âm tại phòng khám của bác sĩ ở phường 6 thành phố Cà Mau, kết quả là viêm ruột thừa cấp tính và được bác sĩ này yêu cầu là phải nhập viện ngay để điều trị, nếu không sẽ nguy hiểm về sức khỏe.

Chị T. được đưa vào bệnh viện khác ở phường 7 thành phố Cà Mau cấp cứu. Các bác sĩ khám lại, siêu âm lại và xét nghiệm và kết quả là viêm ruột thừa giai đoạn hoại tử phải lập tức phẫu thuật. Sau ca phẫu thuật thì sức khỏe trở lại bình thường.

Gia đình chị T. bức xúc vì sao đau ruột thừa mà các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Cà Mau không tìm ra và hai ngày nằm viện vẫn không được khám xét tìm bệnh gì. May mắn, chị T. được chuyển viện và đã được phẫu thuật kịp thời.

Trao đổi với chúng tôi, 1 lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau cho biết đã nắm được sự việc và hiện đã báo cáo lên Sở Y tế về trường hợp này. Việc bệnh nhân T. vào viện, lãnh đạo Bệnh viện cho biết do Sở Y tế Cà Mau phát ngôn.

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng cho biết, viêm ruột thừa là một bệnh cấp tính hay gặp mà bác sĩ nào cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Cho dù thường gặp như vậy, nhưng chuyện chẩn đoán trễ, chẩn đoán sai vẫn rất hay xảy ra và đó là nguyên nhân rất phổ biến bị kiện cáo ở Mỹ.

Viêm ruột thừa cần phải được thăm khám cẩn thận và luôn duy trì mức độ nghi ngờ cao khi bệnh nhân đau bụng. Ở trẻ em 2-3 tuổi hay phụ nữ có thai còn khó khăn hơn nữa để chẩn đoán.

Siêu âm chỉ có giá trị chẩn đoán trong 50% trường hợp và tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm, có nghĩa là siêu âm có viêm ruột thừa thì đi mổ, còn siêu âm không có hình ảnh viêm ruột thừa không có nghĩa là không có viêm ruột thừa.

Khi siêu âm âm tính mà lâm sàng vẫn nghi ngờ thì phải làm CT Scan với thuốc cản quang uống và chích tĩnh mạch. CT có độ nhạy khoảng 97% tức là phát hiện được viêm ruột thừa.



chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.