Các bị cáo tại toà. |
Theo HĐXX, trong quá trình diễn ra phiên toà phúc thẩm, HĐXX xét thấy các thủ tục đánh giá chứng cứ về chiếc USB và 48 trang tài liệu mà luật sư của bà Phấn cung cấp không có căn cứ xác định nguồn gốc. Vì vậy, HĐXX không thừa nhận tinh pháp lý của tài liệu này.
Bị cáo Phấn đã dùng pháp nhân cá nhân để buôn bán lòng vòng, nâng khống giá trị căn nhà, hạch toán khống các khoản nợ của công ty Phương Trang nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng Đại Tín. Đồng thời, xét thấy bị cáo Phấn là người chủ mưu, đề ra các chủ trương, phân công cho các bị cáo khác để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín hơn 6.362 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, các bị cáo Bùi Thị Kim Loan, Lâm Kim Dũng, Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam, Ngô Thị Ngân, Ngô Nguyễn Đoan Trang, Nguyễn Kim Thanh, Lâm Hứa Quỳnh Trinh, Vũ Thị Như Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Tuyết đã có hành vi giúp sức cho bị cáo Phấn thực hiện hành vi, gây thiệt hại cho Đại Tín.
Do đó, HĐXX xét thấy không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của tất cả các bị cáo này.
Đối với kháng cáo của CB về căn nhà só 5 Phạm Ngọc Thạch, HĐXX xét thấy, cấp sơ thẩm chỉ có quyền xác định số tiền liên quan đến căn nhà mà bà Phấn đã chiếm đoạt chứ không có quyền xác định về tính pháp lý căn nhà. Vì vậy, kháng cáo của CB là không hợp lý.
Về số tiền hạch toán giữa Ngân hàng Đại Tín và Công ty Phương Trang, HĐXX cho biết, qua lời khai của các nhân viên, cũng như đối chiếu hồ sơ sổ sách cho thấy, số tiền mà phương Trang thực nhận là 3.936 tỉ đồng nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của CB.
Liên quan đến kháng cáo của những bên có quyền lợi và nghĩa vụ, HĐXX xét thấy, bản án cấp sơ thẩm đã tuyên là phù hợp nên không có căn cứ xem xét, chấp nhận kháng cáo.
Từ các quan điểm và nhận định nêu trên, HĐXX quyết định không chấp nhận kháng cáo của 11 bị cáo, không chấp nhận kháng cáo của CB và những đơn vị, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Theo đó, HĐXX tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm mà TAND TP HCM đã tuyên.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX cũng giữ nguyên bản án sơ thẩm, buộc Hứa Thị Phấn hoàn trả toàn bộ số tiền mà bà Phấn đã chiếm đoạt của CB là số tiền hơn 15.400 tỉ. Buộc Công ty Phương Trang và các công ty, cá nhân trong nhóm Phương Trang chịu trách nhiệm hoàn trả cho CB số tiền 6.406 tỉ đồng.
Riêng khoản nhận nợ bắt buộc giữa Công ty Phương Trang và Đại Tín là vụ án dân sự được tách ra thành một vụ án dân sự khác.
Trong các phiên toà trước, CB giữ nguyên quan điểm, yêu cầu Phương Trang hoàn trả lại số tiền dư nợ gốc hơn 9.400 tỉ đồng (tương đương với 46 khoản vay, 1 khoản phát hành trái phiếu). Tuy nhiên, phía Phương Trang cho biết, đơn vị này chỉ thực nhận hơn 3.936 tỉ đồng nên chỉ chịu trách nhiệm với số tiền này.
Cũng tại toà, bị án Phạm Công Danh đề nghị HĐXX chuyển phiên tòa của ông xử sau vụ bà Phấn để ông có cơ hội khắc phục 100% phần dân sự.
Kết thúc phần tranh luận, nói lời sau cùng, các bị cáo đều thừa nhận hành vi của mình nhưng cho rằng không cố ý nên mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ cho một phần hình phạt
Liên quan đến vụ án, trước đó, TAND TP HCM tuyên bị cáo Hứa Thị Phấn 20 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chếm đoạt tài sản”, 20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hợp hình phạt 30 năm tù. Tổng hợp với hình phạt 17 năm tù của TAND Cấp cao Hà Nội, hình phạt bị cáo phải chấp hành 30 năm.
Bị cáo Bùi Thị Kim Loan bị tuyên 13 năm tù tội “Lạm dụng tín nhiệm chếm đoạt tài sản” và 15 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hợp hình phạt là 28 năm tù. Các bị cáo còn lại bị cũng bị tuyên phạt từ 2 năm tù treo đến 10 năm tù về các tội danh trên.
Không đồng tình với bản án, bị cáo Hứa Thị Phấn cùng 10 đồng phạm gồm: Bùi Thị Kim Loan, Lâm Kim Dũng, Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam, Ngô Thị Ngân, Ngô Nguyễn Đoan Trang, Nguyễn Kim Thanh, Lâm Hứa Quỳnh Trinh, Vũ Thị Như Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Tuyết và 16 người có quyền lợi và nghĩa vụ có đơn kháng cáo.
Nguyên đơn dân sự là CB cũng có đơn kháng cáo, đề nghị xem xét lại nội dung liên quan đến trách nhiệm dân sự đối với các khoản nợ tín dụng phát sinh giữa CB với CTCP đầu tư Phương Trang. Đồng thời, CB cũng đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét lại tính pháp lý của hợp đồng mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP HCM.
Ngân hàng Nông thôn cổ phần Rạch Kiến huyện Cần Đước (Long An) là tiền thân của Ngân hàng Đại Tín. Năm 2007, Ngân hàng Nhà nước quyết định cho đổi tên thành Ngân hàng Đại Tín (Trustbank). Từ tháng 6/2010, TrustBank có vốn điều lệ là 3.000 tỉ đồng, người đại diện pháp luật của ngân hàng là ông Hoàng Văn Toàn (Chủ tịch HĐQT) và ông Trần Sơn Nam (Tổng Giám đốc). Đầu năm 2007, bà Hứa Thị Phấn cùng Công ty CP Đầu tư Phát triển Phú Mỹ và 14 cá nhân có quan hệ gia đình và họ hàng đứng tên giúp Phấn (gọi tắt là nhóm Phú Mỹ), đã tham gia mua hơn 254 triệu cổ phần của Trustbank, chiếm 84,92% vốn điều lệ và giữ chức vụ Cố vấn cao cấp HĐQT ngân hàng này. Lợi dụng việc nắm giữ gần 85% vốn điều lệ tại TrustBank, là cổ đông lớn của ngân hàng, nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của TrustBank; thâu tóm toàn bộ HĐQT, ban Điều hành và cán bộ, nhân viên ngân hàng tại 2 chi nhánh Sài Gòn và Lam Giang; chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng và hoạt động thu – chi tiền mặt,... bà Phấn đã chỉ đạo nhân viên ngân hàng thực hiện các hành vi trái pháp luật để rút tiền nhằm chiếm đoạt, gây thiệt hại cho TrustBank trên 12.000 tỉ đồng. Trong vụ án này, cơ quan Điều tra, bộ Công an chỉ đề nghị truy tố Hứa Thị Phấn và đồng phạm liên quan đến 2 hành vi: Nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho TrustBank, chiếm đoạt và gây thiệt hại cho TrustBank hơn 1.100 tỉ đồng và hạch toán thu - chi khống, gây thiệt hại cho TrustBank hơn 5.256 tỉ đồng. Tổng số tiền gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín là hơn 6.362 tỉ đồng |
Phúc thẩm vụ án tại Ngân hàng Đại Tín: VKS đề nghị bác toàn bộ kháng cáo của bà Phấn
Ngày 25/10, đại diện VKS giữ quyền công tố tại toà đã công bố bản luận tối đối với các bị cáo, đồng thời đề ... |