Ban Bí thư kết luận những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh

Căn cứ vào quá trình kiểm tra, xem xét quá trình công tác của ông Trịnh Xuân Thanh, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã có báo cáo rất cụ thể và chi tiết về các vấn đề sai phạm

Thực hiện quyết định khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Ủy Ban kiểm tra Trung ương cũng công bố Báo cáo số 33-BC/UBKTTW với những nội dung chỉ rõ những sai phạm về của ông Trịnh Xuân Thanh.

Theo đó, vào ngày 8/9/2016, trên cơ sở những nội dung sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh mà Ủy ban kiểm tra Trung ương đã làm rõ, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét hình thức kỷ luật.

Căn cứ vào quá trình kiểm tra, xem xét quá trình công tác của ông Trịnh Xuân Thanh, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã có báo cáo rất cụ thể và chi tiết về các vấn đề sai phạm. Sau khi nắm bắt các nội dung của báo cáo này, 100% Ủy viên Ban bí thư Trung ương Đảng đã bỏ phiếu thống nhất quyết định kỷ luật khai trừ khỏi Đảng với tỉnh ủy viên Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.

ban bi thu ket luan nhung sai pham cua ong trinh xuan thanh
Ông Trịnh Xuân Thanh

Đến chiều ngày 16/9/2016, quyết định này chính thức được thực hiện. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, ông Trịnh Xuân Thanh không còn là Đảng viên nữa. Phía tỉnh Hậu Giang có trách nhiệm quản lý đối với ông Thanh.

Nội dung báo cáo của Ủy ban kiểm tra Trung ương chỉ rõ, ông Thanh đã có những vi phạm hết sức rõ ràng trong quá trình công tác của mình. Nội dung báo cáo chỉ rõ:

Thứ nhất, trong các năm 2007-2013, trên các cương vị phó bí thư Đảng ủy, tổng giám đốc, bí thư Đảng ủy, chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), mặc dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ nhưng ông Trịnh Xuân Thanh cùng với Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013); nhiều tổ chức, cá nhân ở PVC bị kỷ luật và xử lý hình sự.

Những vi phạm, thua lỗ trên là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Với cương vị là người đứng đầu, ông Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Vậy nhưng trong kiểm điểm, ông Thanh chưa nghiêm túc, thiếu trung thực, chưa thành khẩn tự giác nhận trách nhiệm, khuyết điểm vi phạm của mình.

Thứ hai, khi thuyên chuyển vào Hậu Giang công tác, với cương vị là tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Thanh dùng biển số xe công gắn vào xe ô tô tư nhân để sử dụng là trái quy định của pháp luật, gây phản cảm và tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc làm đó là thiếu gương mẫu, vi phạm quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp”.

Thứ ba, ông Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở PVC. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đánh giá ông Thanh không hoàn thành nhiệm vụ, cho thôi các chức vụ bí thư Đảng ủy, chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty. Ông Thanh không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Thông báo kết luận số 146-TB/TW, ngày 4-10-2013 của Bộ Chính trị khóa XI. Thế nhưng ông Thanh vẫn đề nghị và để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện sự thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.