Bạn đã thực sự chào hỏi đúng cách?

Chào hỏi là một kĩ năng rất cơ bản của con người, chúng diễn ra hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết chào hỏi đúng cách.
Bạn đã thực sự chào hỏi đúng cách?  - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: Readersdigest.ca)

Nếu như dân gian ta có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện" thì kĩ năng chào hỏi đúng cách đóng vai trò như "miếng trầu" vậy, rất cần thiết để làm nên một cuộc giao tiếp thành công.

Ý nghĩa của việc chào hỏi đúng cách

Chào hỏi là cử chỉ ban đầu khi gặp nhau hoặc khi kết thúc cuộc giao tiếp. Chào hỏi thể hiện thái độ, tình cảm của con người trong giao tiếp. 

Chào hỏi thể hiện sự quan tâm và tôn trọng của chúng ta đối với đối tác giao tiếp. Chào hỏi có tác dụng củng cố và duy trì mối quan hệ giữa hai bên.

Nguyên tắc chào hỏi đúng cách

Chào hỏi phải thể hiện sự tự nhiên, xuất phát từ tình cảm chân thành. Khi chào hỏi đối tác giao tiếp chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Cách xưng hô khi chào cần phải đúng chuẩn mực: Ví dụ: chào cô, chào chú hay chào chị, chào anh.

Bạn đã thực sự chào hỏi đúng cách?  - Ảnh 2.

Hình minh hoạ (Nguồn: Symberfoundation.org).

2. Người được ưu tiên trong giao tiếp bao giờ cũng được người khác chào trước (người ít tuổi chào người nhiều tuổi, nhân viên chào thủ trưởng, người phục vụ chào khách, chủ nhà phải chào khách…).

3. Chào trong trường hợp đông người:

- Nếu có người thân quen trong nhóm, phải chào cả nhóm, không nên chỉ chào người thân quen của mình. 

Nếu có khách phải chào khách trước, trừ trường hợp người thân quen là người có địa vị cao sang hoặc rất cao tuổi và đặc biệt được coi trọng (như lãnh đạo cấp cao, già làng…)

 - Trong các cuộc hội nghị, tiệc… không nên đi chào tất cả mọi người vì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động chung. 

Chỉ nên chào người chủ trì, chủ tiệc… và những người đang ở bên cạnh mình, còn lại chỉ gật đầu, mỉm cười. Nếu bản thân là người có địa vị cao chỉ cần giơ tay cao, mỉm cười và chào mọi người là đủ.

4. Khi chào người được ưu tiên trong giao tiếp phải ngả mũ.

Bạn đã thực sự chào hỏi đúng cách?  - Ảnh 3.

Hình minh hoạ (Nguồn: Stuffnobodycaresabout.com)

5. Thái độ khi chào cần vui vẻ, nên nở nụ cười khi chào người khác.

6. Có hành vi, cử chỉ nghiêm chỉnh khi chào: không vừa ăn, vừa uống, hay vừa đi vừa chào; đứng thẳng người hay hơi cúi đầu khi chào; nhìn thẳng vào mắt người khách khi chào…

7. Hỏi trong giao tiếp xã giao cần lịch sự không hỏi nhiều hay hỏi những điều bí mật, riêng tư của người khác

8. Nếu bạn đang ngồi, hãy đứng lên rồi mới chào hỏi người khác, hành động này thể hiện sự tôn trọng của bạn với đối phương cũng như giúp đôi bên giao tiếp bằng mắt dễ dàng hơn.

9. Không đưa tay lên chào người lớn hơn mình. Nếu người ấy chủ động đưa tay chào khi thấy mình từ xa, thì ta chỉ nên mỉm cười và cúi đầu đáp lại.

10. Khi được ai chào, nếu mình là người trên hay nhiều tuổi hơn thì nên lịch sự chào lại. Chào người khác bằng cách hất hàm là một thái độ khiếm nhã, dù họ là người nhỏ hơn hay thuộc cấp dưới của mình. 

Khi được chào, nếu đang bận tiếp chuyện với người khác, ta chỉ cần mỉm cười hoặc gật đầu là được.

11. Khi người được chào đang bận giao tiếp với người khác, có thể chỉ cần cười hoặc gật đầu thể hiện sự nhận biết đối tượng.

Cách thức chào hỏi

Khi chào hỏi không chỉ sử dụng ngôn ngữ nói mà còn có thể kết hợp với các ngôn ngữ biểu cảm hoặc chỉ dùng ngôn ngữ biểu cảm.

Có nhiều cách chào, tùy vào đối tượng và hoàn cảnh khác nhau mà có cách chào hỏi khác nhau:

- Mỗi nước, mỗi dân tộc có những cách chào khác nhau. 

Ví dụ: Nhật Bản chào với tư thế đứng thẳng, hai tay để xuôi theo chỉ quần hoặc hai tay nắm vào nhau để trước bụng, cúi gập mình chào, có ba mức độ cúi thấp tùy theo vị trí xã hôi của đối tượng được chào… 

Đối với nhiều dân tộc, khi chào hỏi người được ưu tiên trong giao tiếp, người chào phải khoanh tay hoặc chắp tay trước ngực… trước bụng, cúi gập mình chào, có ba mức độ cúi thấp tùy theo vị trí xã hôi của đối tượng được chào… 

Bạn đã thực sự chào hỏi đúng cách?  - Ảnh 4.

Hình minh hoạ (Nguồn: Vietvisiontravel.com)

Đối với nhiều dân tộc, khi chào hỏi người được ưu tiên trong giao tiếp, người chào phải khoanh tay hoặc chắp tay trước ngực…

- Trong nghi lễ trọng thể, khi chào cờ, trong quân đội, công an, tư thế khi chào: Đứng nghiêm, tay phải giơ ngang đầu.

- Khi chào tạm biệt: Giơ tay vẫy.

- Gặp nhau thường ngày: mỉm cười, gật đầu chào.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.