Bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (bản dự thảo)

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (bản dự thảo), được công bố vào cuối năm 2023 nhằm lấy ý kiến.

Mô hình “Thành phố trong Thủ đô" 

Đồ án điều chỉnh đưa ra nhiều điểm mới, trong đó có đề xuất phát triển một số khu vực đô thị theo mô hình “Thành phố trong Thủ đô” để tạo các cơ chế chính sách đặc thù vượt trội; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các khu chức năng về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ, logicstics, thương mại quốc tế; tài chính…,

 Một góc TP Hà Nội. (Ảnh: Báo Công thương).

Các khu vực đô thị dự kiến phát triển gồm: Thành phố Khoa học - Đào tạo (thành phố phía tây) tại khu vực Hòa Lạc; thành phố sân bay (thành phố phía bắc) gồm một phần Đông Anh, một phần Mê Linh quanh sân bay Nội Bài và huyện Sóc Sơn; thành phố du lịch (Sơn Tây - Ba Vì) (nghiên cứu phát triển); thành phố phía nam tại khu vực Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức (hình thành khi xây dựng sân bay thứ hai vùng Thủ đô).

Một đề xuất khác là phát triển sân bay thứ hai - Vùng Thủ đô Hà Nội tại phía nam. Thời gian dự kiến đầu tư xây dựng sân bay thứ hai vào năm 2040, đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2050.

Kết nối phát triển sân bay phía nam với đô thị Phú Xuyên được quy hoạch theo mô hình đô thị sân bay, để hình thành trung tâm đầu mối dịch vụ vận tải tổng hợp, trở thành đầu mối giao thông quan trọng của vùng phía bắc, đô thị cửa ngõ phía nam của TP Hà Nội.

Đồ án cũng đưa ra mô hình phát triển đô thị của Thủ đô, các đô thị được phát triển theo chùm, đa cực, đa trung tâm: Đô thị trung tâm (gồm đô thị phía nam sông Hồng; Đô thị Long Biên, Gia Lâm); thành phố phía bắc (gồm các huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); thành phố phía tây (gồm đô thị vệ tinh Hòa Lạc, thị trấn Xuân Mai), các đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên; thị trấn sinh thái và thị trấn.

Điều chỉnh, bổ sung nhiều tuyến đường, cầu, đường sắt 

Về quy hoạch giao thông, đồ án điều chỉnh bổ sung thêm 22 tuyến đối ngoại trên cơ sở kéo dài một số tuyến hiện có và kết hợp bổ sung tuyến mới để tăng cường kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận, trong đó, kết nối với tỉnh Hòa Bình có 5 tuyến, tỉnh Phú Thọ (một tuyến), tỉnh Vĩnh Phúc (ba tuyến), tỉnh Bắc Giang (hai tuyến), tỉnh Bắc Ninh (4 tuyến), tỉnh Hưng Yên (5 tuyến), tỉnh Hà Nam (hai tuyến). Trục dọc hai bên sông Hồng được kéo dài để kết nối với Hưng Yên và Hà Nam.

Về mạng lưới đường ngoài đô thị, 7 tuyến được đề nghị điều chỉnh, bổ sung: Một tuyến bổ sung đảm bảo kết nối với Cảng hàng Nội Bài; một tuyến điều chỉnh kết nối với Cảng hàng không thứ hai; 4 tuyến điều chỉnh và bổ sung để phục vụ kết nối với các tỉnh lân cận, một tuyến có tính chất kéo dài để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Mạng lưới đường đô thị, Hà Nội dự kiến điều chỉnh, bổ sung 5 tuyến đường có tính chất kết nối các trục chính đô thị nhằm giảm ùn tắc giao thông, gồm: Tuyến cao tốc trên cao dọc trục đường trục kinh tế phía nam đối với đoạn trong Vành đai 4; tuyến đi trên cao dọc trục Nhật Tân - Nội Bài;

Tuyến kết nối đường Vành đai 3,5 đến Cảng hàng không Nội Bài; cầu trên tuyến đường TD1333 (Vành đai 2,5 sang Đông Anh) kết hợp tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 2; cầu và tuyến kết nối Bắc Hồng theo hướng kéo dìa trục TD1 (Vành đai 2,5) để phân bổ hợp lý mạng đường, phía tả Hồng kết nối với đường Lý Thánh Tông (dọc tuyến đường sắt đô thị số 8).

Đối với các cầu, hầm qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Đáy, đồ án bổ sung các cầu qua sông Hồng: Một cầu kết nối đô thị Bắc sông Hồng; hai cầu ở khu vực phía đồng kết nối với Hưng Yên; đồng thời, bổ sung một cầu qua sông Đà, cầu Tu Vũ kết nối với Phú Thọ.

Đường sắt đô thị, Hà Nội đề xuất ưu tiên thực hiện giải pháp theo hướng đi ngầm đối với các đoạn tuyến nằm trong Vành đai 3,5; cập nhật, điều chỉnh cục bộ quy hoạch đối với hai tuyến: Hướng tuyển ĐSĐT số 4 đoạn tuyến phía nam sông Hồng từ đi trên cao sang đi ngầm; đầu tư toàn tuyến ĐSĐT số 5 trong một giai đoạn và điều chỉnh số lượng ga từ 17 ga thành 21 ga.

Hà Nội cũng đề xuất ưu tiên xem xét bổ sung ba tuyển mới: Tuyến đi theo đường Lê Văn Lương để thay thế tuyến BRT trong tương lai; tuyến tại đô thị bắc sông Hồng theo hướng song song tuyến số 4 và kết nối với khu vực Long Biên, Gia Lâm; tuyến dọc theo trục phía nam (kết nối đô thị trung tâm và các địa phương dọc trục phát triển phía nam với sân bay thứ hai khu vực phía Nam).

Các tuyến ĐSĐT mới: Tuyến dọc theo Quốc lộ 18 (kết nối sân bay Nội Bài với Bắc Ninh); tuyển dọc theo Vành đai 1; tuyến dọc theo đường Vành đai 2, dự kiến tiếp tục được nghiên cứu xem xét để bổ sung. 

Bên cạnh đó, Hà Nôi dự kiến điều chỉnh kéo dài hai tuyến để tăng cường kết nối: Điều chỉnh điểm cuối tuyển số 6 từ ga Vĩnh Quỳnh về ga Ngọc Hồi (kết nối với đường sắt tốc độ cao); kéo dài tuyến số 1 tới Lạc Đạo và ga Yên Viên (kết nối với Hưng Yên và Bắc Ninh).

XEM và TẢI VỀ Thuyết minh và các bản đồ trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (bản dự thảo) ở dưới đây:

Thuyết minh Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (bản dự thảo).

Các bản đồ trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (bản dự thảo).

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.