Hà Nội đề xuất quy hoạch đường cao tốc nối sân bay thứ hai về trung tâm

TP Hà Nội vừa công bố đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 để lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đại diện cộng đồng dân cư, trong đó có đưa ra phương án quy hoạch hệ thống đường bộ trên địa bàn.

Theo quy hoạch hiện tại, Hà Nội định hướng quy hoạch hệ thống đường bộ trên địa bàn với 6 đường cao tốc (CT), ba đường vành đai và 6 đường quốc lộ (QL).

Định hướng quy hoạch đường cao tốc:

STT

Cao tốc

Toàn tuyến

Các đoạn tuyến đi qua TP Hà Nội

1

Cao tốc Bắc Nam phía đông (CT.01)

Điểm đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Cà Mau, tổng chiều dài 2.063 km

Đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ: Điểm đầu thuộc nút giao Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, giao cắt với Quốc lộ 1 và đường Vành đai 3 Hà Nội; điểm cuối là nút giao Đại Xuyên (liên kết với Quốc lộ 1 và Đường tỉnh 428) thuộc địa phận huyện Phú Xuyên, Hà Nội; kết nối với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình. Chiều dài đoạn khoảng 30 km, quy mô 8 làn xe

2

Cao tốc Bắc Nam phía tây (CT.02)

Điểm đầu từ Giao Quốc lộ 2, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến điểm cuối tại Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tổng chiều dài khoảng 1.205 km

Đoạn Phú Thọ - Ba Vì (Hà Nội): Chiều dài khoảng 55 km, quy mô quy hoạch 6 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030;

Đoạn Ba Vì (Hà Nội) - chợ Bến (Hòa Bình): Chiều dài khoảng 57 km, quy mô quy hoạch 6 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030

3

Cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên (CT.03)

Điểm đầu từ nút giao Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đến điểm cuối cửa khẩu Tây Trang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tổng chiều dài khoảng 450 km

Đại lộ Thăng Long: Từ Vành đai 3, quận Cầu Giấy, đến nút giao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội, chiều dài khoảng 30 km, quy mô 6 làn xe;

Đoạn Hoà Lạc (Hà Nội) - Hòa Bình: Từ nút giao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội đến TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, chiều dài khoảng 32 km, quy mô 6 làn xe

4

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (CT.04)

Điểm đầu nằm trên đường Vành đai 3, quận Long Biên, TP Hà Nội đến điểm cuối cảng Đình Vũ, Hải An, TP Hải Phòng. Tổng chiều dài khoảng 105 km, quy mô 6 làn xe

 

5

Cao tốc Hà Nội - Lào Cai (CT.05)

Điểm đầu từ giao đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đến điểm cuối cầu Kim Thành, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Tổng chiều dài tuyến khoảng 264 km, quy mô 6 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030

 

6

Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng (CT.07)

Điểm đầu từ giao đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội đến điểm cuối giao với đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Tổng chiều dài tuyến khoảng 227 km

Bắt đầu từ đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh, Hà Nội đến TP Thái Nguyên, chiều dài khoảng 66 km, quy mô 6 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030

 

Định hướng quy hoạch đường vành đai:

STT

Đường vành đai

Điểm đầu, điểm cuối

Chiều dài, quy mô

1

Đường Vành đai 3 (CT.37)

Điểm đầu nằm trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, thuộc địa phận xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Điểm cuối trùng điểm đầu

Tổng chiều dài là 55 km, trong đó chiều dài đoạn cao tốc dài khoảng 54,4 km. Đoạn giao giữa đường Vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (thuộc địa phận xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) tới điểm đầu tuyến (xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) không phải là đường cao tốc, quy mô 6 làn xe

2

Đường Vành đai 4 (CT.38)

Điểm đầu tại lý trình khoảng Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) đến điểm cuối tuyến đoạn phía nam Quốc lộ 18, tại khoảng Km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh)

Tổng chiều dài khoảng 102 km, quy mô 6 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030

3

Đường Vành đai 5 (CT.39)

Điểm đầu từ Km367+100 trên đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Điểm cuối trùng với điểm đầu

Tổng chiều dài toàn khoảng 272 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai và Quốc lộ 3 và 59,5 km đi trùng đường Hồ Chí Minh). Quy mô 6 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030

Định hướng quy hoạch đường quốc lộ:

STT

Quốc lộ (QL)

Hướng tuyến

Quy mô, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật

1

QL1

Cơ bản đi theo hướng đường hiện tại

Cấp III, 4 làn xe

2

QL2 đoạn Nội Bài (Vành đai 4) - Vĩnh Phúc

Cơ bản đi theo hướng đường hiện tại. Sau khi đầu tư xong đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, chuyển đoạn từ Vành đai 4 trở vào thành đường đô thị theo quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội

Cấp III, 2 - 6 làn xe

3

QL3 đoạn Phủ Lỗ (Vành đai 4) - Thái Nguyên

Cơ bản đi theo hướng đường hiện tại. Sau khi đầu tư xong đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, chuyển đoạn từ Vành đai 4 trở vào thành đường đô thị theo quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội

Cấp III, 2 - 4 làn xe

4

QL21 đoạn Xuân Mai đi song song đường Hồ Chí Minh - Thanh Hà (Hòa Bình)

Cơ bản đi theo hướng tuyến đường hiện tại. Sau khi đầu tư xong đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, chuyển đoạn từ Vành đai 4 trở vào thành đường đô thị theo quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội

Cấp III, 2 - 6 làn xe

5

QL21B đoạn Phú Lương (Vành đai 4) - Hà Nam

Cơ bản đi theo hướng tuyến đường hiện tại. Sau khi đầu tư xong đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, chuyển đoạn từ Vành đai 4 trở vào thành đường đô thị theo quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội

Cấp III, 2 - 4 làn xe

6

QL32 đoạn Phùng (Vành đai 4) - Phú Thọ

Cơ bản đi theo hướng đường hiện tại. Sau khi đầu tư xong đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, chuyển đoạn từ Vành đai 4 trở vào thành đường đô thị theo quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội

Cấp III, 2 - 4 làn xe

 

Trong đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 , TP Hà Nội đưa ra nội dung điều chỉnh quy hoạch như sau:

Đối với mạng lưới đường bộ đối ngoại, thành phố dự kiến điều chỉnh bổ sung thêm 22 tuyến đối ngoại trên cơ sở kéo dài một số tuyến hiện có và kết hợp bổ sung tuyến mới để tăng cường kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận, trong đó có 5 tuyến kết nối tỉnh Hòa Bình, một tuyến kết nối tỉnh Phú Thọ, ba tuyến kết nối tỉnh Vĩnh Phúc, hai tuyến kết nối tỉnh Bắc Giang, 4 tuyến kết nối tỉnh Bắc Ninh, 5 tuyến kết nối tỉnh Hưng Yên, hai tuyến kết nối tỉnh Hà Nam; đồng thời, kéo dài trục dọc hai bên sông Hồng để kết nối với Hưng Yên và Hà Nam.

 Một đoạn đường trục phía Nam qua KĐT Thanh Hà được đề xuất quy hoạch làn cao tốc trên cao. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Với mạng lưới đường ngoài đô thị, mạng lưới đường đô thị sẽ được bổ sung, điều chỉnh các tuyến đường trục ngoài đô thị đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển mới, trong đó trọng tâm điều chỉnh các trục kết nối với Cảng hàng không Nội Bài, điều chỉnh bổ sung các trục nối với Cảng hàng không thứ hai, đảm bảo kết nối với đô thị trung tâm bằng hai tuyến đường cao tốc và hai tuyến đường trục.

Các tuyến được đề nghị điều chỉnh, bổ sung gồm 7 tuyến, trong đó có một tuyến bổ sung đảm bảo kết nối với Cảng hàng không Nội Bài, một tuyến điều chỉnh kết nối với Cảng hàng không thứ hai, 4 tuyến điều chỉnh và bổ sung để phục vụ kết nối với các tỉnh lân cận, một tuyến có tính chất kéo dài để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Mạng lưới đường đô thị, điều chỉnh, bổ sung 5 tuyến đường có tính chất kết nối các trục chính đô thị nhằm giảm ùn tắc giao thông, gồm: Tuyến cao tốc trên cao dọc trục đường trục kinh tế phía nam đối với đoạn trong Vành đai 4; tuyến đi trên cao dọc trục Nhật Tân - Nội Bài; tuyến kết nối đường Vành đai 3,5 đến Cảng hàng không Nội Bài; cầu trên tuyến đường TD1 333 (Vành đai 2,5 sang Đông Anh) kết hợp tuyến đường sắt đô thị số 2; cầu và tuyến kết nối Bắc Hồng theo hướng kéo dìa trục TD1 (Vành đai 2,5) để phân bổ hợp lý mạng đường, phía tả Hồng kết nối với đường Lý Thánh Tông (dọc tuyến ĐSĐT số 8).

 

 

 Bản đồ quy hoạch giao thông thuộc dự thảo đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng TP Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình từ đồ án).