Thông tin quy hoạch giao thông Hà Nội mới nhất năm 2025
Thông tin quy hoạch giao thông Hà Nội sẽ cập nhật đầy đủ những nội dung liên quan đến các khu vực quy hoạch tại 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã trên địa bàn thành phố.
Thông tin quy hoạch giao thông ở Hà Nội
Hiện nay tỉnh Hà Nội đang có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn. Đây là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã. Cụ thể:
- Theo đó, tại 12 quận: Đường sẽ mở ở quận Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân.
- Tại 17 huyện: Đường sẽ mở ở huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa.
- Tại 1 thị xã: Đường sẽ mở ở thị xã Sơn Tây.
Thông tin về quy hoạch giao thông tại các địa phương sẽ được cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất để độc giả kịp thời tìm hiểu về các thông tin quy hoạch giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, quy hoạch giao thông Hà Nội cũng sẽ cung cấp những thông tin đáng chú ý sau đây:
- Thông tin quy hoạch giao thông gồm có vị trí, diện tích, thời gian sử dụng khu đất theo quy hoạch ở thị xã, quận và huyện trên địa bàn Hà Nội.
- Sơ đồ khu đất nằm trong diện quy hoạch.
- Hình ảnh mô tả khu đất quy hoạch giao thông.
- Thông tin quy hoạch giao thông về vị trí các tuyến đường.
Mục tiêu quy hoạch giao thông tại Hà Nội
Quy hoạch giao thông Hà Nội đạt được những mục tiêu sau đây:
- Xây dựng một hệ thống giao thông vận tải hoàn thiện đáp ứng được các tiêu chí gồm: Bền vững, đồng bộ, hiện đại dựa trên cơ sở định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
- Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống giao thông vận tải theo các giai đoạn, xác định các dự án ưu tiên.
- Đề xuất các giải pháp về tổ chức, quản lý giao thông và các cơ chế chính sách cho việc quản lý, thực hiện Quy hoạch.
- Làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Chi tiết quy hoạch giao thông mạng lưới đường bộ ở Hà Nội
Mạng lưới đường bộ đối ngoại gồm có đường cao tốc, quốc lộ và đường vành đai lên vùng. Cụ thể:
- Các đường cao tốc 4 - 8 làn xe song hành với các tuyến quốc lộ có lưu lượng lớn theo các hướng: Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - TP HCM; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Hòa Bình,...
- Các quốc lộ được cải tạo, mở rộng hướng tâm hiện đại thành đường có 4 - 6 là xe cơ giới bao gồm: Quốc lộ 1 nằm ở phía Bắc đoạn Ninh Hiệp - Bắc Ninh, Quốc lộ 1 nằm ở phía Nam đoạn Thường Tín (Vành đai 4) - Hà Nam; Quốc lộ 3 đoạn Phù Lỗ (Vành đai 4) - Thái Nguyên; Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài (Vành đai 4) - Vĩnh Phúc;...
- Các đường vành đai giao thông liên vùng: Đường Vành đai 4 với chiều dài 148km. Trong đó, đoạn phía Nam Quốc lộ 18 đã được phê duyệt với chiều dài khoảng 98km có quy mô mặt cắt ngang cơ bản là 120m. Xây dựng đường Vành đai 5 theo Quy hoạch đã được phê duyệt gồm các đoạn đi mới và các đoạn đi trùng đường hiện tại với tổng chiều dài khoảng 375km, quy mô tối thiểu 4 làn xe.
- Cao tốc đô thị: Xây dựng đường cao tốc đi trên nền đắp hoặc trên cầu cao ở giữa trên đường Vành đai 3 (trừ đoạn Quang Minh - Tiên Dương - Dục Tú là trục đường chính đô thị).
- Các trục chính đô thị: Cải tạo, mở rộng kết hợp với xây dựng mới các trục chính đô thị với tổng chiều dài khoảng 336km, gồm 11 trục ở phía Bắc sông Hồng có tổng chiều dài 125km và 9 trục phía Nam sông Hồng với tổng chiều dài là 159km, trục Thượng Cát - Quốc lộ 32 - Đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 6 - Ngọc Hồi (đường Vành đai 3,5) với chiều dài khoảng 42km.
- Đường liên khu vực: Cải tạo, mở rộng kết hợp với xây dựng mới các đường liên khu vực với tổng chiều dài khoảng 456 km.
- Hệ thống đường giao thông nằm trong quy hoạch các phân khu đã được phê duyệt.
- Hệ thống đường trên cao: Xây dựng những tuyến đường trên cao và được kết nối thành mạng thuộc phạm vi từ đường Vành đai 2 trở ra, trên các trục có lưu lượng xe lớn nhưng khó có khả năng mở rộng chỉ giới đã công bố, bao gồm 4 tuyến với tổng chiều dài khoảng 36 km.
Theo dõi Vietnammoi để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về quy hoạch giao thông Hà Nội.