Bản đồ định hướng phát triển không gian quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo)

Bản đồ định hướng phát triển không gian quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo) được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 8/8 để xin ý kiến góp ý.

Ngày 8/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để xin ý kiến góp ý.

Về định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội, theo dự thảo, lãnh thổ Việt Nam được chia theo các hành lang kinh tế, các vùng và đô thị động lực, và các khu vực lãnh thổ cần bảo tồn, vùng hạn chế phát triển.

Các hành lang kinh tế 

Các hành lang kinh tế tập trung hình thành các hành lang kinh tế dọc theo trục Bắc - Nam và hướng Đông - Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn và gắn với các đô thị, trung tâm kinh tế, địa bàn tăng trưởng.

Trong đó, ưu tiên các hành lang kinh tế gắn với vùng động lực quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng và hiệu ứng lan tỏa.

Các hành lang kinh tế theo trục dọc Bắc - Nam gồm hành lang kinh tế Bắc - Nam (Lạng Sơn - Hà Nội - TP HCM - Cà Mau); các hành lang kinh tế gắn với đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc - Nam phía Tây;

Các hành lang kinh tế Đông - Tây gồm hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hành lang kinh tế Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng; hành lang kinh tế Mộc Bài - TP HCM - Vũng Tàu; hành lang kinh tế Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội; hành lang kinh tế Cầu Treo - Vũng Áng; hành lang kinh tế Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn; hành lang kinh tế Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; hành lang kinh tế Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau.

Các vùng và đô thị động lực 

Các vùng động lực gồm vùng động lực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (vùng động lực phía Bắc); vùng động lực TP HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (vùng động lực phía Nam); vùng động lực Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi (vùng động lực miền Trung); vùng động lực Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang (vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long).

Về các đô thị động lực, xây dựng Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc và cả nước; TP HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực phía Nam và cả nước, trở thành trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm du lịch, thương mại và dịch vụ logistics của khu vực; hướng đến là các thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.

Phát triển hai đô thị trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ của quốc gia, có vai trò tiên phong dẫn dắt đổi mới, sáng tạo.

XEM CHI TIẾT VÀ TẢI VỀ Bản đồ định hướng phát triển không gian quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo). TẠI ĐÂY

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.