Bản đồ định hướng sử dụng tài nguyên quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo)

Bản đồ định hướng sử dụng tài nguyên quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo) được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 8/8 để xin ý kiến góp ý.

Ngày 8/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để xin ý kiến góp ý.

Theo đó, dự thảo đưa ra định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; định hướng bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản; định hướng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; định hướng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản công nghiệp và khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Như đối với định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, dự thảo đưa ra định hướng chung gồm khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội gắn với khả năng đáp ứng của nguồn nước, với việc bảo vệ và phát triển, dự trữ nguồn nước;

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đảm baro yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu, hài hòa lợi ích của từng ngành, từng địa phương, đảm bảo công bằng và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội;

Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dựa trên kết quả điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát để điều chỉnh chỉ tiêu mức độ khai thác, sử dụng; điều hòa, phân bổ và phát triển nguồn nước theo thời gian thực trên cơ sở chuyển đổi số, áp dụng công nghệ tiến tiến;

Ưu tiên khai thác nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất và giải trí nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu nước sạch (SDG6) đã đề ra trong Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Ưu tiên khai thác nước mặt trước, nước dưới đất sau;

Đẩy mạnh việc áp dung tiến bộ khoa học, công nghệ về khai thác, xử lý và lưu trữ nguồn nước trong bối cảnh gia tăng nhu cầu sử dụng và tác động của biến đổi khí hậu; ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống lưu trữ nước dưới đất tại các vùng thiếu nước theo mùa,…

Đối với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, mục tiêu tổng quát là thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất, rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng, phát triển nhanh và bền vững ngành lâm nghiệp; 

Đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các dịch vụ hệ sinh thái rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân nông thôn miền núi, dân tộc thiểu số và giữ vững quốc phòng, an ninh.

Xem chi tiết và tải về Bản đồ định hướng sử dụng tài nguyên quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo). TẠI ĐÂY

Xem chi tiết và tải về Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên. TẠI ĐÂY 

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.