Báo Thanh Niên đưa tin ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên có nói về cà phê: “Cà phê nó kinh khủng lắm, không như những gì người anh em nhìn thấy đâu. Cà phê có hệ sinh thái vật chất; hệ sinh thái cà phê tinh thần và hệ sinh thái cà phê xã hội. Trung Nguyên phải xây dựng trên nền tảng đó. Trung Nguyên muốn đi xa phải khác cái gì, phải có gì đó đặc biệt”. Vậy phải hiểu như thế nào về hệ sinh thái đạo cà phê?
Ông chủ Trung Nguyên và khát vọng "đạo cà phê". (Ảnh: Zing) |
Là thị trường xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới trong suốt nhiều năm, văn hóa uống cà phê ở Việt Nam dần được hình thành từ mỗi gia đình nhỏ, mỗi cá nhân đến cả cộng đồng.
Theo số liệu thống kê đăng trên VietnamBiz, có khoảng 20.000 quán cà phê lớn nhỏ trên cả nước, con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Từ người ở giai cấp thượng lưu đến người giai cấp bình dân, từ sang chảnh giàu có đến mộc mạc dân dã, đều chọn cà phê là thứ uống có khi để thư giãn, thưởng thức.
Cà phê ở Việt Nam vì thế dần quen thuộc và trở thành một thứ thói quen có vị trí vững chắc trong đời sống tinh thần người Việt. Nhưng để nói cà phê là "một hệ sinh thái cà phê tinh thần và hệ sinh thái cà phê xã hội ” như lời ông Đặng Lê Nguyên Vũ, thì hẳn ai cũng sẽ mơ hồ về khái niệm đó.
Cũng giống như trà đá, cà phê vỉa hè cũng là một phong cách thưởng thức của người Việt (Ảnh: Zing) |
Cà phê có ở Việt Nam từ khi nào?
Theo truyền thuyết xứ Ả Rập, cây cà phê do người chăn cừu Kaldi xứ Abyssinia tìm ra. Nhưng theo sách vở chép lại, thì cây cà phê xuất hiện ở xứ Kaffa nước Ethiopia vào thế kỷ thứ IX. Thế kỷ thứ XIV người ta mang cây cà phê sang Ả Rập. Đến thế kỷ thứ XV người Ả Rập mới biết rang hạt cà phê làm thứ uống.
Năm 1875, người Pháp mang cây cà phê từ đảo Bourton về trồng tại Quảng Trị, tại Bố Trạch Quảng Bình (Việt Nam).
Như vậy, cà phê là thứ đồ uống của phương Tây, trong thời kì chiếm đóng ở Việt Nam, người Pháp vì nhu cầu của họ mà cho trồng cà phê, cũng kể từ đó cà phê trở nên phổ biến và quen thuộc với người Việt Nam.
Phong cách uống cà phê ở các nước Âu Mỹ ra sao?
Trong khi đó, ở quốc gia tiêu thụ cà phê nội địa lớn nhất thế giới – Mỹ, văn hóa cà phê được gói gọn trong câu: “cầm cà phê trên tay và đi thật nhanh”. Cà phê của người Mỹ là cà phê nhanh – gọn, cũng dễ hiểu với một quốc gia “sống gấp, sống nhanh”, luôn làm việc với cường độ cao như Mỹ. Bao lâu nay, người Mỹ vẫn uống cà phê như vậy, vội vàng và nhanh chóng.
"Cầm cà phê trên tay và đi thật nhanh" là slogan của cà phê kiểu Mỹ (Ảnh: NDH) |
Với quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ 2 thế giới – Brazil, việc uống cà phê được coi như một phong cách. Trong từ điển Brazil, thậm chí còn có từ “cafezinho” mang ý nghĩa mời bạn đến đây và thưởng thức cà phê theo phong cách Brazil.
"Cafezinho" nghĩa là "mời bạn đến đây và thưởng thức cà phê theo phong cách Brazil" (Ảnh: mysanantonio) |
Sau 5 năm vắng bóng trên truyền thông, Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên – ông Đặng Lê Nguyên Vũ trở lại với khát vọng đạo cà phê ở Việt Nam. Tờ Zing miêu tả mắt ông sáng, giọng sang sảng: “Việt Nam là nước số một về xuất khẩu cà phê robusta. Hãy nhớ điều đó. Chúng ta là nước số 1 về xuất khẩu cà phê. Muốn đưa cà phê đi xa thì phải có nền tảng triết lý của nó. Nhìn trà đạo của Nhật đi, không có lý gì mà Việt Nam không tạo ra đạo cà phê”. Vậy, trà đạo Nhật Bản có nền tảng triết lý ra sao?
Trà đạo Nhật Bản - một phương thức thưởng trà nâng tầm nghi lễ
Trà vốn là thức uống không có gì xa lạ ở các quốc gia châu Á, nhưng với sự tài tình của mình, người Nhật biến hóa trà từ thức uống bình thường thành nghệ thuật sống của chính dân tộc mình. Trà đạo Nhật Bản nổi tiếng bí ẩn với du khách và bạn bè quốc tế có lẽ bởi đó không chỉ là phép tắc uống trà mà còn là cách để làm sạch tâm hồn, tu tâm dưỡng tính, hướng đến những điều thiện lương, trong sạch.
Với bất cứ ai muốn tìm hiểu về nghệ thuật trà đạo, cũng sẽ phải học 4 nguyên tắc cơ bản gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch (hòa hợp – kính trọng – thanh thản – yên tĩnh). Ngoài thấu hiểu tinh thần của trà đạo, người học sau đó sẽ phải học các phép tắc, từ chọn nước pha trà, làm ấm dụng cụ, pha trà như thế nào đến cách rót trà và cách uống trà.
Theo sử sách ghi lại, vào thế kỷ 12, có vị cao tăng người Nhật tên là Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký", nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
Không phải tự nhiên Nhật Bản nổi tiếng và ngạo nghễ với cả thế giới bởi văn hóa trà đạo vừa thanh lịch vừa bí ẩn của mình. Xứ sở hoa anh đào mất đến nhiều thế kỷ để phát triển và tạo ra sự khác biệt, màu sắc riêng của nghệ thuật thưởng trà chỉ người Nhật mới hiểu.
Với bất cứ ai muốn tìm hiểu về nghệ thuật trà đạo, cũng sẽ phải học 4 nguyên tắc cơ bản gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch (hòa hợp – kính trọng – thanh thản – yên tĩnh). |
Cà phê ở Việt Nam được người nước ngoài đánh giá như thế nào?
Tháng 10/2014, văn hóa cà phê của người Sài Gòn lên tờ báo Anh uy tín Telegraph. Tờ báo này nhận định văn hóa thưởng thức cà phê ở Tp. HCM không giống như ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Ở đây, cà phê là thức uống đem lại năng lượng cho người dân của cả một thành phố sôi động. Tờ Telegraph này cũng nhắc đến cà phê sữa đá là thức uống truyền thống tại đây.
Một cửa hàng cà phê Trung Nguyên hiện đại thuộc tập đoàn Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. |
Ở đây, cà phê là thức uống đem lại năng lượng cho người dân của cả một thành phố sôi động. Tờ Telegraph này cũng nhắc đến cà phê sữa đá là thức uống truyền thống tại đây. (Ảnh: Telegraph) |
Với những người dân Việt Nam bình thường, có lẽ sáng nay họ vẫn uống cà phê vỉa hè, nếu vội thì mua tạm ly cà phê dạo, vẫn tấm tắc khen ngon.
Với dân công sở làm việc kè kè bên máy tính 8 tiếng mỗi ngày, tranh thủ mở gói cà phê pha sẵn, thế là có ly cà phê thơm phức chỉ sau vài giây mà chẳng cần nghĩ ngợi, so đo hay tính toán trong đó có bao nhiêu phần trăm là cà phê thật.
Và với dân sành cà phê, hẳn mỗi ly cà phê là một câu chuyện, họ vẫn đắm chìm với những phân tích và đặt ra những nguyên tắc uống cà phê, rồi có khi tự hào và hài lòng về thứ bản sắc của riêng mình và chỉ mình biết.
Có thể nói, gu thưởng thức cà phê ở Việt Nam khá đa dạng, từ vỉa hè đến hàng quán cao cấp, đủ tư thế ngồi, đủ tâm thế chỉ người uống mới hiểu. Nếu vị chủ tịch của tập đoàn Trung Nguyên muốn nâng tầm phong cách uống cà phê của người Việt thành một nghi thức như trà đạo Nhật Bản, e chừng ông cùng những người anh em còn rất nhiều việc chông gai phải làm.
XEM THÊM
Giữa lùm xùm ly hôn nghìn tỷ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo khẳng định 'Không dại gì cướp tài sản của mình'
Giữa lùm xùm ly hôn nghìn tỷ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo vừa đăng đàn khẳng định 'Không dại gì cướp tài sản của mình' ... |
Những phát ngôn trái ngược của vợ chồng 'vua' cà phê Trung Nguyên
Vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên đã lên tiếng trước những ồn ào liên quan đến vụ ly hôn và tranh chấp của ... |
Phân chia quyền lực và tiền bạc của vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ở Trung Nguyên
Vẫn chưa thể định đoạt số phận của Trung Nguyên khi bà Thảo đòi 20% cổ phần để cấp dưỡng cho 4 người con, còn ... |
Ai đang sở hữu Trung Nguyên?
Cơ cấu sở hữu cô đặc phần nào lý giải việc bà Lê Hoàng Diệp Thảo muốn ông Đặng Lê Nguyên Vũ chu cấp cho ... |
Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Qua đâu có tâm thần'
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đốt xì gà và nói liên tục hơn 3 tiếng đồng hồ, từ chủ đề siêu xe đến siêu nhiên; từ đối ... |