Hãy luôn nghĩ về những điều tích cực, cuộc sống sẽ không bao giờ phụ lòng bạn. Ảnh minh họa: Thiên Hà. |
“Cứ thấy tôi bước vào lớp, các bạn lại chia thành nhóm rồi vừa liếc nhìn tôi, vừa rỉ tai nhau này nọ. Tôi khá chạnh lòng nhưng cố bỏ qua coi như không nghe, không nhìn thấy. Sau này, bạn ở cùng ký túc xá nói với tôi, mọi người hay phán xét tôi vì tôi là con gái miền Tây, họ nghĩ tôi chỉ biết làm đẹp và nhiều tính không tốt nữa”, Nga kể lại.
Không bị mang ra làm câu chuyện lúc rảnh rỗi khi ra chơi của nhóm bạn vì lý do quê quán, N.T.L, 22 tuổi, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM hay bị “nói xấu” sau lưng chỉ vì cô đi học bằng xe hơi và ăn mặc thời trang, hay trang điểm khi tới lớp. Kết hôn xong vẫn tới trường học, nhà chồng có điều kiện và để tiện cho quá trình di chuyển xa (N.T.L học ở cơ sở quận Thủ Đức, nhà ở quận 8) nên N.T.L được chồng cho mượn chiếc xe hơi của anh để tự lái đến trường. Cô không ngờ đây cũng là lý do khiến cô có rất ít bạn bè thật sự muốn chia sẻ, cùng làm bài tập trên nhóm.
Chuyện bị dèm pha, phán xét sau lưng không còn xa lạ với mỗi người. Giống như một thói quen, nhiều người có sở thích nói về những mặt xấu của người khác, đánh giá phiến diện, đưa ra kết luận khi mà chỉ nhìn được một mặt nào đó, chưa rõ bản chất vấn đề. Vậy, làm sao để những lời ‘thầm thì’ xấu xí này không ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại của mình?
Nguyễn Phương Nga cho hay cách cô chọn là “im lặng” trước những gì không hay mình nghe thấy, nhìn thấy người khác đang nói về mình.
“Việc của tôi đến trường là học, học thật tốt, làm việc nhóm xuất sắc. Sau đó tôi đi làm thêm, hoạt động ngoại khóa, tham gia các câu lạc bộ tình nguyện vào cuối tuần. Khi rảnh tôi sẽ về quê thăm ba má, đi du lịch… Cuộc sống của tôi vui vẻ, tôi giành được thành tích học tập cao và có được cơ hội việc làm tốt ngay khi vừa ra trường. Họ có quyền nói những gì họ thích, tôi không có lý do phải chạy lại cãi nhau cho họ thấy là tôi không thế này, thế khác. Hãy làm việc đi và kết quả sau cùng sẽ chứng minh thôi”, Nga nói.
Trần Trung Anh, 19 tuổi, sinh viên khoa mỹ thuật công nghiệp, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM nói: “Bản tính của con người là thường thấy những khuyết điểm, sự chưa hài lòng về người khác trước khi nhìn thấy những lầm lỗi của chính mình. Từ sự ích kỷ cá nhân, không vui khi thấy người khác quá thành công còn mình thì nhạt nhòa. Do đó, thay vì hân hoan chúc mừng người khác và cầu thị làm sao để thành công như họ, nhiều người chọn nói xấu sau lưng, hạ thấp người ta xuống để che giấu đi sự kém cỏi của chính mình”.
Ngô Thị Kiều Nhi, Phó chủ tịch hội sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chủ tịch CLB Sự kiện ký túc xá Bách khoa, cho rằng ai cũng có lúc trong cuộc sống sẽ nghe được những điều không hay, không đúng, bịa đặt về mình. Nếu mình cứ bận tâm, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc học tập và công việc bên ngoài của mình.
“Tôi hoạt động ngoại khóa nhiều và được thầy cô yêu mến, có thể vì lý do cá nhân nào đó mà một số bạn trong ký túc xá nói tôi kiêu, chảnh hoặc sao đó…. Tôi cũng có lúc buồn, nhưng sau này tôi nhận ra không nên lãng phí thời gian vì những nỗi buồn vô lý như vậy. Hãy luôn nghĩ về những điều tích cực, làm việc hăng say, sống nhân ái… Cuộc sống sẽ không bao giờ phụ lòng bạn”, Nhi chia sẻ.
XEM THÊM
Tôi mất 6 năm để nhận ra sự giàu có không đơn thuần là những con số
Chúng ta mắc kẹt trong những nhu cầu ngày càng tăng, đến mức không nhận ra mình có thể đạt được lối sống yêu thích ... |
MC Minh Trang chia sẻ top địa điểm nhất định phải đến ở Chiangmai, Thái Lan cho gia đình có trẻ nhỏ
Với lịch trình 3 ngày 2 đêm, MC Minh Trang chia sẻ top những điểm đến dành cho các gia đình có con nhỏ khi ... |
Đớn đau núp sau cánh cửa, nhìn chồng ôm lấy vợ cũ gạ: 'Bọn mình sinh 1 đứa con đi'
Dường như trong gia đình ấy, tôi như một kẻ thừa, không có chút giá trị nào. Chồng tôi ôm lấy người vợ cũ, vồ ... |