Sản xuất thép toàn cầu trong tháng 6 sụt giảm 7% so với cùng kì năm ngoái, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Brazil.
Đại dịch Covid-19 vẫn là mối lo ngại lớn trên thế giới, giá thép cuộn cán nóng (HRC) của Mỹ có thể vượt qua 450,5 USD/tấn trong tháng tới, mặc dù một số nhà máy nhỏ đang cố gắng giữ mức 460 USD/tấn.
Nguồn cung bị thắt chặt do công suất hoạt động chỉ đạt dưới 60% so với 80% trước khi có dịch bệnh. Tuy nhiên, nhu cầu hạ nguồn vẫn còn yếu do phân khúc ô tô và người tiêu dùng chưa hồi phục.
Các nhà sản xuất thép dài của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng giá thép cây trong nước lên khoảng 445 USD/tấn xuất khẩu để bù đắp cho chi phí phế liệu và vận chuyển tăng cao. Nhu cầu trong nước phục hồi từ tháng 8, được hỗ trợ bởi nhu cầu xuất khẩu vững chắc ở Trung Đông và châu Á.
Trên cơ sở này, các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách nâng giá xuất khẩu lên 435 USD/tấn FOB. Nếu giá phế liệu tiếp tục ổn định, có khả năng, giá xuất khẩu có thể tiếp tục cao hơn nữa.
Tại Trung Quốc, giá thép cuộn cán nóng (HRC) giữ xu hướng tăng trong bối cảnh biến động vào tháng 7, tồn kho tại thị trường và nhà máy đều tăng. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với cùng kì. Với lợi nhuận có được, các nhà máy thép đã sản xuất hết công suất nhưng sản phẩm vẫn bị khan hiếm tại một số thị trường.
Tháng 7, một số thương nhân chủ yếu tập trung bán ra do áp lực hàng tồn kho. Mưa lớn ở miền Nam Trung Quốc giảm dần vào cuối tháng, sau đó nhu cầu nói chung tăng lên. Tâm lí thị trường có xu hướng lạc quan. Tổ chức SteelHome dự báo giá HRC trên thị trường sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh biến động trong tháng 8.
Tại Việt Nam, sản xuất thép các loại trong tháng 7 đạt hơn 2,1 triệu tấn, tăng 7,7% so với tháng 6 và tương đương cùng kì năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Việt Nam sản xuất 13,7 triệu tấn thép thô, giảm 7% so với cùng kì năm ngoái và Trung Quốc vẫn dẫn đầu về tiêu thụ sắt thép của Việt Nam.
Chi tiết báo cáo thị trường thép tháng 7/2020 tại đây: