Báo CNN: Huawei quá lớn, không thể sụp đổ

Tháng trước, chính quyền Mỹ đã ban hành lệnh cấm với Huawei cùng 68 thực thể khác không được mua và sử dụng công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, tại cuộc gặp mặt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị G20, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ cho phép các công ty Mỹ bán thiết bị cho Huawei, với điều kiện thỏa thuận sẽ được giải quyết trong giai đoạn cuối của cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung khi nối lại.
Báo CNN: Huawei quá lớn, không thể sụp đổ - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) tại G20. (Ảnh: Reuters).

Các chuyên gia cho rằng, động thái nhượng bộ từ phía Trump phản ánh tầm quan trọng của Huawei đối với các nhà khai thác viễn thông toàn cầu, cũng như các nhà cung cấp Mỹ.

 "Đây là một công ty có giá trị 110 tỉ USD. Huawei thực sự quá lớn, không thể bị 'giết chết' bằng một cách nào đó bởi nó liên kết rất chặt chẽ với các chuỗi cung ứng và các tiêu chuẩn công nghệ, cũng như hiện diện ở nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn thế giới", Paul Triolo, Giám đốc Chính sách công nghệ toàn cầu của Công ty tư vấn Eurasia Group, đánh giá.

Cơ sở hạ tầng 5G

Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Trong những năm qua, hãng đã đầu tư hơn 2 tỉ USD để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm 5G. Số liệu công bố gần đây cũng cho thấy, công ty Trung Quốc đã ý hợp đồng thương mại 5G với 50 đối tác từ 30 quốc gia.

Chính phủ Mỹ muốn đẩy Huawei ra khỏi các hợp đồng viễn thông trong nước với lí do tình báo Trung Quốc dùng doanh nghiệp này để do thám, cũng như kêu gọi đồng minh làm điều tương tự. Tuy vậy, để thực hiện điều đó không hề dễ dàng.

Báo CNN: Huawei quá lớn, không thể sụp đổ - Ảnh 2.

Huawei đang đẩy mạnh mạng 5G tốc độ cao. (Ảnh: Huawei Central).

Thiết bị viễn thông của Huawei có mặt trong rất nhiều cơ sở hạ tầng mạng 4G của các nhà mạng lớn ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới. Khi tiến lên mạng 5G, việc chuyển đổi cũng sẽ dễ hơn rất nhiều dựa trên nền tảng có sẵn.

Chỉ riêng châu Âu, nhóm vận động hành lang di động GSMA ước tính các nhà mạng tại khu vực này có thể tốn thêm tới 62 tỉ USD nếu chuyển qua sử dụng công nghệ 5G từ các nhà cung cấp khác, đồng thời tiến độ thực hiện cũng chậm khoảng 18 tháng.

"Sự vắng mặt của Huawei tại châu Âu sẽ để lại khoảng trống rất lớn mà đối thủ của họ chưa đủ khả năng để lấp đầy lập tức", Triolo nhận định. "Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là (châu Âu) không thể dùng 5G sớm do chi phí".

Trong khi đó tại Mỹ, sản phẩm của doanh nghiệp Trung Quốc cũng có mặt trong hệ thống của một số nhà mạng nhỏ, được chính quyền liên bang trợ cấp, chủ yếu ở nông thôn. Thực tế, những thiết này có giá rẻ hơn tới 40% so với linh kiện tương tự của công ty khác và việc chuyển đổi có thể tiêu tốn khoảng 1 tỉ USD.

Có hại cho các công ty Mỹ

Không ít doanh nghiệp Mỹ luôn tin tưởng vào Huawei. Thực tế, công ty Trung Quốc này đã mua tới 11 tỉ USD hàng hóa của Mỹ trong năm 2018, trong đó có chip từ Intel, Micron hay phần mềm từ Google.

Trước lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ, Huawei là khách hàng số một của Micron với 13% doanh thu trong nửa đầu năm tài chính 2019. Tuy nhiên, động thái từ chính quyền Trump khiến công ty phải hạ dự báo thu nhập trong những tháng tiếp theo.

 Giám đốc điều hành Micron Sanjay Mehrotra được cho là đang tìm cách nối lại việc kinh doanh với Huawei, trong đó khởi động lại các đơn hàng không nằm trong danh mục bị cấm.

Báo CNN: Huawei quá lớn, không thể sụp đổ - Ảnh 3.

Micron là một trong những nhà cung cấp chip cho Huawei. (Ảnh: Reuters).

Ngoài Micron, nhà cung cấp vi xử lí lớn nhất thế giới cho máy tính, Intel cũng được cho đã nối lại việc kinh doanh và giao hàng trở lại một số loại linh kiện không nằm trong danh mục cấm với Huawei, theo NYTimes. Tuy nhiên, Intel từ chối bình luận và xác nhận về điều này.

Chuyên gia cũng lo ngại lệnh cấm khiến doanh nghiệp Trung Quốc tự chủ về mặt công nghệ.

 "Bất kì công ty Trung Quốc nào thiết kế vi mạch dựa trên công nghệ Mỹ đều phải suy nghĩ lại về kế hoạch dài hơi, trong vòng 5 đến 10 năm tới. Việc ngừng sử dụng chip Mỹ trong thiết kế của họ và chuyển sang tự nghiên cứu là điều hoàn toàn có thể xảy ra", Triolo nói thêm.


chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.