Bắt chó thả rông ở Hà Nội: Chủ chó nói gì?

Người đàn ông chấp nhận để đội bắt chó mang thú cưng của mình đi. Nhiều người dân thấy đội bắt chó đi qua, nói vọng theo “Làm thế này là tốt đấy”.
bat cho tha rong o ha noi chu cho noi gi
Chó thả rông bị bắt trên địa bàn phường Hạ Đình (Thanh Xuân). Ảnh: Trường Phong

Liên tục trong hai ngày cuối tháng 11, các tổ, đội hai phường Khương Đình, Hạ Đình (Thanh Xuân) triển khai đi săn, bắt chó thả rông trên địa bàn. Mô hình này hiện được nhiều người dân đánh giá cao.

“Xuất kích” lúc rạng sáng

Hơn 5h sáng 29/11, ba người đàn ông, đều đã khoảng ngoài 50 tuổi ngồi ngoài cổng trụ sở UBND phường Khương Đình (quận Thanh Xuân).

Một lúc sau, thêm 4 - 5 người nữa đến. Họ chuẩn bị vợt làm bằng thép, có cán dài, lưới mắt cáo cùng một chiếc lồng sắt.

Kiểm tra đồ đạc xong, những người này vào phòng họp, gặp mặt, trao đổi với cán bộ thú y trên địa bàn. Trước khi lên đường, cán bộ thú y địa bàn nhắc, cứ làm “đều tay” như mọi lần.

Nói là đều tay, bởi mỗi đợt ra quân, đội đều bắt được một vài chú chó thả rông. Được biết, đã hơn một tháng đội làm công việc này.

Ông Lê Bá Mão, đội trưởng đội bắt chó thả rông chia sẻ, trước khi tham gia vào tổ đội bắt chó, các thành viên trong nhóm đều được tiêm 3 mũi phòng bệnh dại nên có thể yên tâm.

Những chiếc xe máy rời khỏi trụ sở UBND phường Khương Đình, lao ra đường phố. Lúc này trời vẫn còn tối.

Đoàn đi dọc Đầm Hồng nhưng không thấy con chó nào, vừa đi vào ngõ phát hiện một chú chó phốc nhỏ.

Bằng một vài động tác, chú chó nhỏ nằm im trong lưới. Thấy chủ nhân chú chó có vẻ bất ngờ, ông Mão giải thích đang đi làm nhiệm vụ theo chỉ đạo của quận và thành phố, muốn nhận lại chó thì lên phường nộp phạt.

Người đàn ông chấp nhận để đội bắt chó mang thú cưng của mình đi. Sáng sớm 30/11, tổ đội bắt chó thả rông phường Hạ Đình (Thanh Xuân) đi bắt chó thả rông trên địa bàn phường.

Sau khoảng hơn một tiếng, đội bắt được 3 con chó thả rông, mang về trụ sở UBND phường chờ chủ nhân lên chuộc.

Nhiều người dân đi tập thể dục, thấy đội bắt chó đi qua, nói vọng theo: “Làm thế này là tốt đấy”.

Bà Nguyễn Thùy Dung, nhân viên thú y trên địa bàn Khương Đình, người phối hợp với lực lượng bắt chó thả rông cho hay, số lượng chó thả rông bị thu gom giảm nhanh qua các buổi tuần tra.

Ban đầu nhiều chủ nuôi chó phản ứng khá dữ dội, nhưng sau đó đều chấp hành nộp phạt, cam kết không lặp lại.

Bà Dung nói, hoạt động trên chủ yếu để nâng cao ý thức của chủ nuôi, đảm bảo an toàn cho người xung quanh và được đa số người dân ủng hộ. Chú chó nào chưa được tiêm phòng, phải tiêm phòng xong mới được mang về.

Đề nghị công an đi cùng

Trao đổi với phóng viên, bà Mai Thị Lan Hương, Trạm trưởng Thú y Thanh Xuân cho biết, Thông tư 07 và Nghị định 90 quy định khi đưa chó ra nơi công cộng, chủ nuôi phải “đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt”.

Quy định như vậy chưa chi tiết, rõ ràng dẫn đến việc đội bắt chó thả rông khó xử lý. “Thực tế, nhiều con chó hung dữ, to hàng chục kg, ra đường không rọ mõm. Dù có người dắt xích, chúng vẫn có thể giựt xích cắn người.

Nhưng chúng tôi chưa thể thu gom những con đó. Quy định cần bắt buộc cả điều kiện phải được xích và có rọ mõm”, bà Hương nói.

Từ thực tế buổi bắt chó thả rông ngày 30/11, một người dân trên địa bàn phường Hạ Đình có phản ứng, vì chó của người này xích ngoài đường nhưng vẫn bị tổ, đội săn bắt đưa đi, bà Hương cho biết, đang kiến nghị có cán bộ công an phường đi cùng để đảm bảo tính “chính danh”, đề phòng trường hợp phản ứng thái quá của người bị bắt chó, cũng đảm bảo không bị giả danh tổ công tác để bắt trộm chó của người dân.

Sắp tới đơn vị cũng sẽ đề xuất UBND quận cấp kinh phí đồng phục, trợ cấp thêm cho thành viên đội săn bắt chó thả rông. Hiện mỗi buổi tuần tra, thành viên đội được trợ cấp từ 50 - 100 nghìn đồng.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 30/11, bà Trần Thị Thu Hằng, Trạm trưởng Trạm thú y quận Hoàn Kiếm cho biết sẽ tham khảo mô hình săn bắt chó thả rông ở Thanh Xuân để tham mưu cho lãnh đạo quận triển khai trên địa bàn.

Bà Hằng cho biết, quận Hoàn Kiếm có khoảng hơn 1.500 con chó, mèo, tuy nhiên, phần lớn là loại nhỏ, thú cưng.

Riêng khu vực hồ Hoàn Kiếm, dù đã giảm so với trước đó, nhiều người vẫn mang chó đi cùng, thậm chí, vẫn còn để phóng uế bừa bãi.

Nhiều người dân trên địa bàn cũng gửi đơn thư, kiến nghị lên lãnh đạo quận. Lãnh đạo quận cũng rất ủng hộ việc thành lập các đội săn bắt chó thả rông.

“Chúng tôi sẽ đến Thanh Xuân để nghiên cứu mô hình. Khi triển khai, chắc chắn sẽ đề nghị lực lượng công an đi cùng”, bà Hằng nói.

Hoạt động bắt chó thả rông chủ yếu để nâng cao ý thức của chủ nuôi, đảm bảo an toàn cho người xung quanh và được đa số người dân ủng hộ.
bat cho tha rong o ha noi chu cho noi gi Xem đội bắt chó thả rông 'xử lí cậu Vàng' lúc sớm tinh mơ

Đôi chuyên trách bắt chó thả rông của phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) làm việc vào buổi sáng sớm, bắt chó thả rông ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.