Bất động sản khó khăn, môi giới nghỉ tết sớm

Không như mọi năm, các công ty bất động sản có thể làm việc đến tận tết, thậm chí cử nhân viên kinh doanh trực tết để đón khách du lịch kết hợp tham quan dự án.
Bất động sản khó khăn, môi giới nghỉ tết sớm - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản năm 2019 trầm lắng, nhiều công ty đã cho nhân viên nghỉ tết sớm. (Ảnh: Ngọc Dương).

Năm nay gió đã đổi chiều, nhiều công ty cho nhân viên nghỉ tết từ rất sớm.

Không có hàng bán, không có tiền trả lương

Anh Nguyễn Chí Thanh, nhân viên Công ty Country Holdings, cho biết công ty đã cho nhân viên kinh doanh nghỉ tết cách nay gần 1 tháng bởi việc kinh doanh gặp khó khăn, thu không đủ bù chi, hàng không có để bán. “Do nghỉ tết sớm lại không có việc gì làm nên tôi đang đi theo ông chú làm đá ốp lát, thợ hồ kiếm sống qua ngày. Năm nay thu nhập rất thấp, cộng với việc làm không ổn định nên tôi không dám về quê ăn tết”, anh Thanh cho hay.

Ông Lê Hoàng Châu cho biết: “Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều bị sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí một số doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản”.

Từ đầu tháng 12/2019, Công ty bất động sản (BĐS) Datviet Land đã cho nhân viên công ty nghỉ tết bởi thực tế cả năm ngoái đến nay gần như công ty không có sản phẩm để bán, trong khi những năm trước thời gian này là cao điểm bán hàng trong năm. 

Ông Bùi Tiến Long, Tổng giám đốc Công ty BĐS Datviet Land, thừa nhận công ty thành lập từ năm 2015 và chưa có năm nào “mệt” như năm nay. Nếu như năm trước công ty còn tham gia bán chung căn hộ tại dự án ở Q.9 (TP HCM) khoảng 10.000 sản phẩm, thì năm nay sản phẩm hết, chủ đầu tư chưa ra sản phẩm mới, nên doanh nghiệp (DN) không có hàng để bán. Trong năm 2019, công ty cũng đã kết triển khai một dự án ở Q.2, dự kiến mở bán vào cuối năm 2019, nhưng đến nay pháp chưa xong, việc mở bán bị trì hoãn.

 “Đầu năm nhân viên kinh doanh của công ty có 30 người, nhưng đến cuối năm con số này còn lại 9 người. Thế nhưng tôi cũng đã cho nhân viên công ty nghỉ sớm để chuẩn bị kế hoạch mới cho năm 2020”, ông Long cho hay.

Đây cũng là tình trạng của Công ty Anh Tuấn, hơn 1 năm nay không có sản phẩm để bán nên nhân viên kinh doanh của công ty gần như nghỉ gần hết. Thời điểm cuối năm 2019 được xem là khó khăn nhất sau một thời gian dài cầm cự nên lãnh đạo công ty này đã “gợi ý” nhân viên nghỉ tết sớm vì không còn khả năng trả lương thưởng.

Những công ty không có hàng đã khó, ngay cả đơn vị có hàng, tình trạng cũng không sáng hơn bao nhiêu. Như Công ty C.S Land, dù đang phân phối hàng ngàn nền tại một dự án ở Long An, nhưng gần nửa tháng nay C.S Land cũng cho nhân viên nghỉ tết sớm bởi càng làm càng âm. “Mấy trăm nhân viên nhưng mấy tháng trời chỉ bán được chưa đến 100 nền”, lãnh đạo công ty than thở.

Nhiều đơn vị lớn khác như TTC Land, Vietcom Real, Phúc Khang... năm nay cũng gặp khó khăn do các dự án hầu như không thể hoàn thành pháp để ra hàng. Theo lãnh đạo các công ty BĐS, thị trường năm nay “u ám” từ việc kinh doanh đến tiến trình làm pháp cho dự án. Bên cạnh đó, những thông tin bắt bớ chủ các công ty bán đất “ma”, lừa đảo khách hàng hay các địa phương liên tục cảnh báo dự án “ma” càng làm cho thị trường BĐS thêm trầm lắng.

Cả năm, chỉ 1 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và UBND TP HCM mới đây, Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) đã đưa ra những con số thống kê cho thấy một năm buồn của thị trường BĐS. Cụ thể, cả năm 2019 tại TP HCM chỉ có 1 dự án nhà ở thương mại được UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm 92% so với năm 2018. Không những vậy, toàn TP chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư, giảm 85%; chỉ có 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư, giảm 80% so với năm 2018...

Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Xây dựng, tổng số giao dịch nhà đất thành công trong cả nước năm 2019 là 83.136 giao dịch, giảm 26,1% so với năm 2018. Cục Đăng quản kinh doanh (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) cũng đưa ra con số đáng buồn khi năm 2019, lĩnh vực BĐS có số lượng DN tạm dừng hoạt động hoặc bị giải thể cao nhất, với 598 DN đăng tạm dừng hoạt động, tăng 36,8% và 686 DN giải thể, tăng 39,4% so với năm 2018.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, đây là năm thứ hai, thị trường BĐS và các DN trong lĩnh vực này lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn. Quy mô thị trường và nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh, nhất là phân khúc nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.

DN BĐS “đứng bánh” cũng đã kéo theo các DN xây dựng bị sụt giảm theo, với mức giảm trên dưới 50% số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp, từ đó doanh thu và lợi nhuận bị sụt giảm mạnh. Các nhà cung cấp thiết bị, vật tư bị sụt giảm doanh thu bán hàng. Các DN sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Người lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập. Các ngân hàng thương mại đứng trước rủi ro trong việc thu hồi nợ.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.