Dưới đây là những kinh nghiệm thiết kế giếng trời chuẩn đẹp mà bạn không nên bỏ qua:
Chọn lựa vị trí thiết kế giếng trời phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể lắp đặt giếng trời ở bất kỳ vị trí nào trong ngôi nhà từ phòng khách, phòng bếp cho đến khu vực cầu thang, sân sau. Tuy nhiên, để giếng trời phát huy tối đa tác dụng lấy ánh tự nhiên, bạn nên ưu tiên những vị trí ở phía sau hoặc giữa ngôi nhà.
Phần phía sau của căn nhà thường sẽ là nơi “giao lưu” giữa khí trời và ánh sáng. Do đó, khu vực này rất thích hợp nhất và cũng được xem là nơi thường được nhiều gia đình chọn lựa để lắp đặt. Trường hợp nếu nhà bạn thuộc dạng nhà ống thì bạn nên lắp đặt thêm nhiều lỗ thông về phía cuối nhà để không khí lưu thông tốt hơn.
Để thiết kế giếng trời như ý, bạn cần nên xác định kích thước sao cho phù hợp với diện tích ngôi nhà của mình. Theo quy chuẩn xây dựng, diện tích giếng trời thường chiếm đến 10% diện tích ngôi nhà. Nếu nhà bạn hơn 100m2 thì nên mở rộng độ thông thoáng khoảng 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào hình dạng và chiều cao của ngôi nhà để thiết kế tương ứng cho không khí lưu thông.
Trường hợp nếu bạn thiết kế giếng trời quá lớn sẽ khiến cho nhà bạn tạo ra tiếng vang to cho không gian. Ngược lại, giếng trời có kích thước nhỏ sẽ không thể lấy đủ ánh sáng cho nhà bạn. Do đó, bạn nên lưu ý về điều này để tránh việc tốn chi phí và thời gian sửa chữa lại nếu thiết kế giếng trời không hợp lý.
Kinh nghiệm thiết kế giếng trời trong nhà bao giờ cũng phụ thuộc vào yếu tố có liên quan đến vật liệu mái che. Hiện nay, các vật liệu được chia thành ba loại khác nhau, gồm mái che sử dụng kính cường lực, mái che bằng tấm nhựa poly và mái che bằng tấm mica.
Mỗi loại đều sẽ có những điểm nổi bật và giá thành khác nhau, bạn có thể chọn lựa bằng cách dựa vào diện tích ngôi nhà của mình. Nếu nhà quá chật hẹp có thể chọn dùng kính trong suốt để tăng thêm ánh sáng vào nhà.
Ngoài ra nếu nhà bạn muốn giảm cường độ sáng thì có thể chọn vật liệu mái che bằng nhựa hoặc mica là phù hợp nhất. Có thể nói, đây là yếu tố mà bạn nên quan tâm nếu không muốn đề phòng kẻ trộm đột nhập vào nhà của mình.
Xác định kinh phí thiết kế giếng trời là một trong những việc mà rất được nhiều gia đình quan tâm. Ví dụ, chi phí thiết kế giếng trời gồm phần thô và hoàn thiện với mức giá tối thiểu là khoảng 50 triệu đồng. Bạn cần phải chuẩn bị hơn khoản tiền này để trừ hao phí khác như chi phí mua vật liệu mái che, chi phí thuê nhân công, chi phí lắp đặt hệ thống thoát nước,...
Tuy nhiên, nếu bạn có kinh phí thấp hơn so với chi phí tối thiểu thì nên xem xét lại điều kiện kinh tế gia đình của mình. Nói chung, bạn nên chuẩn bị sẵn một khoản dự phòng để từ đó lên phương án thiết kế giếng trời phù hợp, đồng thời có thể kiểm soát toàn bộ quá trình xây dựng một cách hiệu quả nhất.
Một trong những kinh nghiệm thiết kế giếng trời bền đẹp là tìm kiếm nhưng đơn vị thi công với đội ngũ tay nghề cao và có uy tín trên thị trường. Bạn có thể lựa chọn theo quy trình sau đây:
- Tham khảo ý kiến từ bạn bè và người thân
- Tham khảo các công trình trước đó của đơn vị thiết kế
- Xem bảng giá chi tiết
- Đánh giá sự chuyên nghiệp của đơn vị thi công
- Xem xét hợp đồng, thời gian thiết kế và bảo hành của đơn vị đó
Điều này đồng nghĩa với việc xây giếng trời nhà bạn sẽ được hoàn thành đúng thời hạn và chất lượng được đảm bảo nhất. Nếu chọn lựa công ty thiết kế kém chất lượng, bạn sẽ phải mất khoản tiền để sửa chữa lại. Do đó, bạn hãy nên tìm hiểu kỹ để có được giếng trời như ý muốn của mình.
Để thiết kế khu vực giếng trời ấn tượng thì việc trang trí khu vực này sao cho phù hợp cũng khá là quan trọng. Tùy thuộc vào gu thẩm mỹ của gia đình hoặc những tư vấn kiến trúc sư để chọn lựa phong cách phù hợp.
Bạn có thể trang trí phần đỉnh giếng bằng cách lắp khung có hoa văn họa tiết với bệ đỡ bằng sắt hoặc lưới ngăn côn trùng. Đối với phần diện tường, bạn nên ốp gạch như gạch giả cổ, gạch bông hoa, gạch đá tổ ong,... Những hòn non bộ, tiểu cảnh cây xanh và đèn là những vật dụng thích hợp để bạn trang trí cho phần đáy giếng.
Trên đây là những kinh nghiệm thiết kế giếng trời mà bạn nên áp dụng ngay cho gia đình mình để có thể trải nghiệm và tận hưởng không gian thoáng mát độc đáo trong chính ngôi nhà của mình.