Các bị cáo trong vụ án Navibank đứng nghe tuyên án. (Ảnh: Ngọc Hoa) |
Sau 3 ngày xét xử và nghị án, sáng nay (15/8), TAND Cấp cao tại TP HCM đã tuyên án đối với dàn nguyên lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank - nay là Ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB) về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trước đó, TAND TP HCM đã tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án. Sau khi có bản án, tất cả bị cáo đều kháng cáo, trong đó có 9 bị cáo kháng cáo kêu oan, riêng chỉ có bị cáo Nguyễn Ngọc Oanh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra phiên toà, 2 bị cáo Đinh Thị Đoan Trang, Phạm Thị Thu Hiềnđã thay đổi kháng cáo kêu oan thành xin giảm nhẹ hình phạt.
HĐXX sau khi nghị án, xét thấy hành vi của các bị cáo đã tạo điều kiện để Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền của Navibank nên đủ căn cứ cấu thành tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo đó, HĐXX bác kháng cáo kêu oan của 7 bị cáo, tuyên y án sơ thẩm đối với Lê Quang Trí (nguyên Tổng Giám đốc Navibank) 13 năm tù, Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn (đều là nguyên Phó Giám Đốc) cùng lãnh 12 năm tù, Đoàn Đăng Luật 11 năm tù, Huỳnh Vĩnh Phát 11 năm, Trần Thanh Bình 10 năm.
Bên cạnh đó, HĐXX cũng xem xét các tình tiết thân nhân, hoàn cảnh gia đình khó khăn, thành khẩn của 3 bị cáo còn lại nên quyết định chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên giảm án từ 7 năm xuống 6 năm tù đối với Đinh Thị Đoan Trang, Phạm Thị Thu Hiềnvà Nguyễn Ngọc Oanhvề tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
HĐXX cũng bác kháng cáo của Ngân hàng Quốc Dân, buộc ngân hàng này nộp lại số tiền hơn 24 tỉ đồng để sung công quỹ.
Đồng thời, HĐXX kiến nghị cơ quan CSĐT tiếp tục làm rõ nhân viên VietinBank có hay không việc giúp sức cho Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng của Navibank
Theo nội dung vụ án, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như lấy danh nghĩa là nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank - Chi nhánh TP HCM đi huy động tiền gửi cho VietinBank đã trực tiếp thỏa thuận với người đại diện của một số công ty để gửi tiền vào VietinBank, hưởng lãi suất cao vượt trần trái quy định của Nhà nước.
Biết được ngân hàng Navibank có chủ trương gửi tiền nhàn rỗi huy động được từ các tổ chức tín dụng để lấy lãi suất cao, tháng 10/2010, Huỳnh Thị Huyền Như thông quan Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) đã thỏa thuận với đại diện Navibank là Đoàn Đăng Luật (Trưởng phòng nguồn vốn Navibank -Phòng kinh doanh tiền tệ) về việc Navibank gửi tiền vào Vietinbank Nhà Bè với lãi suất cao.
Theo thỏa thuận, ngoài trả lãi suất theo quy định trong hợp đồng là 14%/năm, Như còn trả thêm phí cho người môi giới, tiền chênh lệch ngoài hợp đồng. Số tiền lãi suất ngoài hợp đồng từ 2,5% đến 8,5%/năm sẽ được Như trả trước cho Navibank.
Sau khi các đơn vị, cá nhân chuyển tiền vào tài khoản tại VietinBank, Như đã lập các chứng từ, chữ ký giả của các chủ tài khoản, sử dụng quyền hạn là kiểm soát viên, trưởng phòng giao dịch để chuyển tiền sang tài khoản của mình.
Từ tháng 11/2010 đến tháng 7/2011, Navibank cho 47 lượt cá nhân đứng tên vay hơn 1.500 tỷ đồng để gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM. Tổng số tiền lãi Navibank thu được là 75 tỷ đồng, trong đó có hơn 24 tỷ đồng là lãi chênh lệch ngoài hợp đồng. Đến ngày 7/8/2011, Navibank nhận được hơn 1.300 tỷ đồng tiền gốc, số tiền 200 tỷ đồng còn lại đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
10 cán bộ nguyên là lãnh đạo, nhân viên Navibanh được cho là có nhiều sai phạm, giúp sức cho Huyền Như chiếm đoạt số tiền lớn của đơn vị mình. Hành vi của 10 cán bộ thuộc Navibank đã cấu thành tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Xét xử phúc thẩm Navibank: ‘Nhân viên cũng là khách hàng’
Trình bày tại toà, nguyên Tổng Giám đốc Navibank vẫn cho rằng, việc ông và Hội đồng tín dụng cho các nhân viên vay là ... |