Xe buýt hai tầng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Anh, Ireland, Hong Kong và Singapore. Ngày nay ngoài loại buýt hai tầng có mái người ta còn đưa vào sử dụng loại buýt hai tầng mui trần, chủ yếu phục vụ cho du lịch. Ngày 30/5, xe buýt mui trần 2 tầng đầu tiên được đưa vào vận hành thử ở Hà Nội.
|
Tuyến xe buýt City Tour 2 tầng chạy thử nghiệm theo lộ trình Nhà hát lớn - bờ hồ Hoàn Kiếm. Ngay trong ngày đầu tiên hoạt động đã thu hút sự quan tâm của người dân thủ đô và du khách (Ảnh: Bảo Ngân) |
|
Xe buýt 2 tầng được trang bị hiện đại, với tầng 1 có màn hình, hệ thống âm thanh có thể cắm tai phone để thông báo hành trình, điểm tham quan bằng tiếng Anh và tiếng Việt, tầng 2 là dãy ghế với chất liệu nhựa Composite để tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết, bao quanh thành xe là lớp kính cường lực trong suốt. (Ảnh: Bảo Trân) |
Xe buýt hai tầng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Anh, Ireland, Hong Kong và Singapore. Ngày nay ngoài loại buýt hai tầng có mái, người ta còn đưa vào sử dụng loại buýt hai tầng mui trần, chủ yếu phục vụ cho du lịch.
Những chiếc Omnibus hai tầng đầu tiên được ghi nhận sản xuất ở Anh năm 1847 bởi Adams & Co of Fairfield, tất nhiên vẫn dùng sức ngựa. Thiết kế của xe gồm một tầng ngồi ở dưới và tầng hai không có mái che, sức tải 20 người. Giá vé ở tầng trên chỉ bằng một nửa của tầng dưới. Năm 1852, phiên bản nâng cấp của Omnibus được hãng Adams & Co of Fairfield đưa ra với sức tải lên 42 người.
Đến năm 1898, chiếc xe buýt hai tầng hiện đại sử dụng động cơ 12 mã lực (8,8 kW) đầu tiên được ra đời tại Đức, là sản phẩm của hãng Daimler AG, mở ra một thời kỳ mới cho ngành vận tải. Xe đạt tốc độ tối đa 12 dặm một giờ (18 km/h).
|
Xe buýt hai tầng dùng sức ngựa ra mắt năm 1847 tại London. (Ảnh: Express UK) |
Sau khi LGOC điều hành xe cơ giới đầu tiên ở Anh vào năm 1908, mười lăm năm sau, A.E.C. (Công ty Thiết bị liên kết) mới ra mắt xe buýt hai tầng trang bị đầy đủ, gọi là NS. Vào thời điểm đó, chiếc xe buýt hai tầng NS được coi là hiếm và sang trọng. Chỗ ngồi ở tầng trên trước đây được làm bằng gỗ thì với buýt NS cuối cùng đã được thay thế bằng những chiếc ghế thoải mái hơn (gần với những gì xe buýt hai tầng sử dụng ngày nay), bao gồm đệm, lò xo, vải. Có nhiều tiện nghi thoải mái, buýt hai tầng nhanh chóng thu hút nhiều khách hàng và cạnh tranh với xe điện. Năm 1941, Phyllis Thompson trở thành người phụ nữ đầu tiên được cấp giấy phép lái xe buýt hai tầng.
Đến năm 1949, xe buýt hai tầng The Bristol Lodekka của Bristol Commercial Vehicles lại có nhiều cải tiến mới, với chiều cao tổng thể thấp hơn, giảm trọng lượng của xe và giúp nó có thể di chuyển qua các cây cầu dễ dàng.
Nhiều năm sau, trải qua thời gian với thiết kế động cơ không ngừng được cải tiến, xe buýt được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới. Các thành phố đầu tiên ở Bắc Mỹ sử dụng xe buýt hai tầng hiện đại trong hệ thống giao thông công cộng là Victoria, Kelowna, British Columbia năm 2000. Những xe buýt được nhập khẩu từ Anh ngay lập tức được người dân địa phương và khách du lịch ưa chuộng. Ngày nay xe buýt hai tầng được sử dụng cho du lịch nhiều hơn là vận tải hành khách thông thường. Nếu du lịch đến Hong Kong, Anh, Ireland, Singapore, Nhật Bản... du khách dễ dàng mua tour tham quan thành phố bằng xe buýt hai tầng.
|
Xe buýt hai tầng màu đỏ ở London đã trở thành biểu tượng của nước Anh. (Ảnh: CNN) |
|
Xe buýt 2 tầng City Tours trên đường phố Singapore. (Ảnh: Visit Singapore) |
|
Du khách trên buýt hai tầng tham quan Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Tokyo Time) |
|
Buýt hai tầng với sức tải hơn 60 người ở Hong Kong. (Ảnh: Travelandleisure) |
|
Xe buýt hai tầng mui trần Hà Nội sẽ hoạt động cuối tháng 5
Dự kiến có nhiều phương án vé linh hoạt cho hành khách lựa chọn như vé trong ngày, vé 24h, vé 48h...
|