Bầu Đức chi thêm tiền cho bóng đá dù kinh doanh thua lỗ

Theo báo cáo tài chính bán niên mới công bố, các mảng hoạt động chính của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đều giảm mạnh, riêng các khoản chi cho bóng đá vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo đó, chi phí đào tạo học viện bóng đá HAGL-JMG của bầu Đức đến cuối quý II/2019 đạt hơn 47,3 tỉ đồng, tăng hơn 60% so với cuối năm 2018. Ngoài các khoản chi dài hạn, chi phí xây dựng dở dang với Học viện bóng đá HAGL-JMG cũng đạt gần 32,4 tỉ đồng.

Con số này, dù chiếm tỉ lệ khiêm tốn so với tổng quy mô của HAGL, nhưng là xu hướng trái ngược so với hoạt động kinh doanh chính của công ty trong 6 tháng đầu năm.

chart (6)

Luỹ kế nửa đầu năm nay, doanh thu HAGL chỉ đạt 923 tỉ đồng, giảm hơn 68% so với cùng kỳ năm trước. Các mảng hoạt động từng được kì vọng cao như trái cây, ớt đều giảm mạnh, trong khi công ty cũng rút hoàn toàn khỏi bất động sản và nuôi bò.

Đơn cử như kế hoạch trồng ớt, chưa đầy hai năm sau khi công bố kế hoạch tham vọng, tỷ trọng đóng góp của ngành hàng này đã giảm đáng kể. 

Năm 2018, ớt là mặt hàng chủ lực đứng thứ hai, đem về cho bầu Đức gần 500 tỉ đồng doanh thu cùng lãi gộp gần 360 tỉ đồng. Nhưng trong quý gần nhất, vườn ớt không đóng góp doanh thu, dù vẫn phát sinh giá vốn hơn 4 tỉ đồng. Việc đánh giá các tài sản không hiệu quả và chuyển đổi sang trồng các loại cây dài hạn cũng khiến công ty phát sinh chi phí hơn 300 tỉ đồng.

Kết quả cũng tương tự quý II khi hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp lãi vay, chưa kể các khoản chi phí vận hành và thua lỗ khác, HAGL báo lỗ trước thuế gần 670 tỉ đồng trong nửa đầu năm.

Đến cuối quý II, tổng tài sản của công ty đạt hơn 49.200 tỉ đồng, tăng hơn 1.000 tỉ so với đầu năm. Tuy nhiên, xét trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả đang có xu thế tăng lại khi ghi nhận hơn 34.000 tỉ đồng, tăng gần 3.000 tỉ (tương đương hơn 9%) so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu ghi nhận hơn 15.000 tỉ đồng, trong đó lỗ lũy kế hơn 714 tỉ đồng.


chọn
MBS: Nhóm bất động sản công nghiệp dự báo chịu tác động tiêu cực trước động thái áp thuế của Mỹ
Theo MBS Research, với việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, bất động sản khu công nghiệp là một trong những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất. Nhiều doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng lớn như KBC, BCM, VGC, IDC, SZC, SIP.