Bê bối D&G: Bốc hơi hàng tỷ USD, D&G gặp khó trên toàn cầu

Bê bối của D&G trên thị trường Trung Quốc đang khiến cho thương hiệu này thua đơn thiệt kép và gặp quá nhiều khó khăn trong việc khôi phục hình ảnh trên toàn cầu. 

Sai lầm của Dolce & Gabbana

The Great Show của Dolce & Gabbana (D&G) được coi là show diễn lớn nhất năm 2018 và sẽ được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc với sự tham gia của hàng loạt sao hạng A tại quốc gia này.

Tuy nhiên, không rõ vì quá nôn nóng với sự kiện này hay với bất kỳ lý do nào khác, D&G lại đăng tải một video quảng bá "mang tính phân biệt" với khách hàng Trung Quốc.

be boi dg boc hoi hang ty usd dg gap kho tren toan cau
Hình ảnh trong quảng cáo gây tranh cãi của D&G.

Cụ thể, trong video, một cô gái châu Á mặc đồ D&G dùng đũa để ăn các món Italy như pizza và mì ống. Không có gì đáng nói nếu như cô gái không để lộ biểu cảm tức cười khi dùng đũa, kèm theo những dòng caption đầy coi thường từ phía thương hiệu.

Theo các chuyên gia, dù đoạn phim chỉ hướng dẫn cách dùng đũa, không có từ ngữ xúc phạm văn hóa Trung Quốc, nhiều người dân nước này cho rằng video chế giễu, châm biếm và coi thường văn hóa của họ.

Bên cạnh đó, cư dân mạng Trung Quốc cho rằng video quảng cáo của D&G đậm chất kỳ thị như hình ảnh mang tính định kiến của người mẫu trong bộ đồ saquin màu đỏ. Trên nhạc nền truyền thống Trung Quốc, người dẫn chuyện hỏi người mẫu khi cô này đang vật lộn để ăn chiếc bánh cannoli: "Nó có quá to với cô?".

Không những thế, sự việc bị đẩy lên cao trào khi đoạn tin nhắn của tài khoản có tên Michael Atranova với Stefano Gabbana được tiết lộ. Trong đó, nhà thiết kế nổi tiếng đã sử dụng những từ ngữ miệt thị để nói về Trung Quốc như “đất nước của những thứ ô uế”, “đồ ngu ngốc”…

Dolce & Gabbana mất thị trường chiến lược?

Đây được coi là một đòn giáng mạnh vào tham vọng phát triển của D&G tại quốc gia đông dân nhất hành tinh.

Theo thống kê, Trung Quốc là thị trường chiến lược của D&G và trong năm 2017, người tiêu dùng Trung Quốc đã chi hơn 100 tỉ USD cho hàng xa xỉ, chiếm gần 1/3 tổng chi tiêu những mặt hàng này trên toàn cầu.

Nỗi lo nhu cầu hàng xa xỉ của Trung Quốc giảm do niềm tin người tiêu dùng suy yếu và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến giá cổ phiếu của nhiều thương hiệu xa xỉ lao dốc, thổi bay khoảng 160 tỉ USD vốn hoá.

be boi dg boc hoi hang ty usd dg gap kho tren toan cau
Thị trường Trung Quốc đã tẩy chay D&G.

Bên cạnh đó, theo tập đoàn tư vấn Boston, người tiêu dùng Trung Quốc đang tạo ra 32% doanh số bán hàng cao cấp trên toàn thế giới, con số dự kiến tăng lên 40% vào năm 2024 và tại thời điểm đó, Trung Quốc cũng sẽ đạt 75% sự tăng trưởng của thị trường toàn cầu

Ngoài ra, D&G được cho là sẽ mất thêm hàng tỉ USD doanh thu khi các trang web thương mại điện tử của Trung Quốc cũng đã loại bỏ các sản phẩm của Dolce & Gabbana.

Trước đó, Dolce & Gabbana vốn không công khai doanh số bán ở Trung Quốc nhưng năm ngoái, họ tiết lộ với Financial Times rằng đó là một trong những thị trường lớn nhất của mình. Hãng thời trang xa xỉ sở hữu điểm bán tại 25 thành phố thuộc quốc gia này.

Theo Jing Daily, mạng xã hội Weibo hôm qua ghi nhận hơn 18.000 lượt thảo luận cho từ khóa "Boycott Dolce" (tẩy chay Dolce).

Trang web thương mại điện tử Yangmatou cho biết đã gỡ 58.000 sản phẩm của Dolce & Gabbana, nói rằng "Quê hương của chúng tôi quan trọng hơn bất kì điều gì". NetEase cho biết tất cả những mặt hàng của Dolce & Gabbana cũng bị loại bỏ ra khỏi nền tảng mua sắm Kaola.

Angelica Cheung, biên tập viên Vogue China, chia sẻ: "Trường hợp này là lời cảnh báo. Một dân số hơn 1,4 tỷ người chắc chắn có sức mạnh tiêu thụ khổng lồ. Nếu bạn làm không đúng, hàng trăm sự phẫn nộ trên phương tiện truyền thông của hàng triệu người cũng là sức mạnh rất lớn, khó có thể bỏ qua".

Dolce & Gabbana được thành lập vào năm 1985 bởi hai nhà thiết kế Italy Domenico Dolce và Stefano Gabbana. Trong suốt nhiều năm qua, D&G luôn nằm trong top 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới. Hãng có ba dòng sản phẩm chính là Dolce & Gabbana, D&G và D&G Junior.

be boi dg boc hoi hang ty usd dg gap kho tren toan cau
Một trong những hình ảnh quảng cáo gây tranh cãi của hãng.

Dẫu vậy, việc mất đi một thị trường chiến lược như Trung Quốc cũng sẽ khiến đế chế thời trang này lao đao. Không những thế, việc phát triển của D&G trên thị trường châu Á cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Không những thế, trên thị trường Mỹ, những ảnh hưởng từ bê bối phân biệt chủng tộc của thương hiệu thời trang cao cấp đến từ Italy Dolce & Gabbana (D&G) dường như cũng đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, khi người Mỹ gốc Trung và du khách có vẻ đang tẩy chay nhãn hiệu này.

Theo truyền thông Trung Quốc, các cửa hàng D&G tại quận Manhattan thuộc thành phố New York trong những ngày gần đây chỉ ghi nhận một vài khách hàng Trung Quốc hoặc người Mỹ gốc Trung đến tham quan mua sắm.

be boi dg boc hoi hang ty usd dg gap kho tren toan cau Dolce & Gabana tại Mỹ bị ảnh hưởng do bê bối phân biệt chủng tộc

Nhiều người Mỹ gốc Trung và du khách có vẻ đang tẩy chay nhãn hiệu thời trang cao cấp đến từ Italy Dolce & Gabbana ...

be boi dg boc hoi hang ty usd dg gap kho tren toan cau Giữa tâm bão D&G, 'kế Hoàng hậu' Xa Thi Mạn gây tranh cãi vì dùng đũa gắp pizza

Giữa tâm bão D&G, hình ảnh Xa Thi Mạn gắp pizza trong phim Kẻ đánh thuê bị đào bới gây tranh luận trên mạng xã ...

be boi dg boc hoi hang ty usd dg gap kho tren toan cau Sàn TMĐT Trung Quốc xóa sản phẩm D&G sau quảng cáo 'phân biệt chủng tộc': Tổ quốc là quan trọng nhất

Các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc như Tmall, JD.com, Xiaohongshu và Secco đã gỡ mọi sản phẩm Dolce & Gabbana ...

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.