Bên trong lớp học làm mẹ dành cho các quý ông

Ở lớp học làm mẹ, các đấng mày râu sẽ được trải nghiệm cảm giác kiêng khem khi ở cữ, thậm chí còn cho con bú và phải chăm sóc con.
 

Để tìm hiểu những khó khăn, vất vả của người phụ nữ sau sinh, một phóng viên của MailOnline đã tham gia lớp học làm mẹ dành cho những người chuẩn bị lên chức bố. Khóa học “Mr Mommy” có chi phí £1000, kéo dài 10 ngày và được tổ chức ở thành phố Thượng Hải – Trung Quốc. Tại đây phóng viên Jamie Fullertone sẽ được trải nghiệm cuộc sống điển hình của một phụ nữ sau khi sinh, từ việc ăn uống kiêng khem, không tắm gội, đến việc cho con bú, thay bỉm cho con.

Thay vì chăm sóc em bé “thật”, học viên sẽ được cho bé “búp bê” bú, thay tã cho búp bê. Tất cả đều sẽ được mô phỏng hoàn toàn chính xác và chân thực nhằm mang đến cái nhìn trực quan và cảm giác sát với thực tế nhất.

ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
Người mẹ” Jamie cho “con” bú bằng bầu ngực giả tiết sữa.
ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
Jamie và trải nghiệm cơn đau khi bé cắn mẹ trong thời gian bú.
ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
Nghe hướng dẫn kỹ thuật vỗ ợ hơi cho bé.
ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
Khóa học được thiết kế dành cho những người sắp làm cha để cảm thông hơn vơi nỗi vất vả của người phụ nữ.

Khóa học được thiết kế dành cho những người sắp làm cha, hoặc chuẩn bị đón thêm thành viên nhí tiếp theo trong gia đình, với mong muốn giúp đấng mày râu thấu hiểu, quan tâm, thông cảm hơn và trân trọng các chị em phụ nữ. Thông qua việc “hoán đổi” vai trò, các ông bố sẽ được chuẩn bị tâm lý, luôn sẵn sàng trong mọi tình huống và không lúng túng khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Trong quan niệm của phần lớn các nước châu Á, phụ nữ sau sinh không được “ra gió”, phải kiêng khem rất nghiêm ngặt. Người xưa tin rằng nếu “ra gió”, phụ nữ dễ bị lạnh tay chân khi về già. Thế nên, phóng viên cũng không được rời khỏi nơi tổ chức khóa học cho đến khi kết thúc. Đây được gọi là thời gian ở cữ và khá phổ biến ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc.

Để mô phỏng lại cơn đau đẻ của người mẹ khi nằm trong phòng cấp cứu, “Mr Mommy” đã dùng những chiếc kẹp rất to và kẹp vào vùng bụng dưới của Jamie. Jamie đã phải thốt lên: "Những người phụ nữ có thể chịu đựng được cơn đau như thế này thật phi thường”. Sau khi “sinh”, Jamie sẽ cho búp bê “bú” bằng bầu ngực giả dưới sự hỗ trợ của người hướng dẫn.

ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
Chiếc kẹp được gắn chặt với vùng bụng của Jamie sẽ cho anh cảm nhận được phần nào cơn đau dữ dội khi sinh nở.
ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
Một trong những "Người cha làm mẹ" đi trước cũng chia sẻ với Jamie rằng cơn đau đã đạt đến giới hạn của đàn ông. Nhưng anh cũng phải thừa nhận rằng phụ nữ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với vẻ bề ngoài.
ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
15 phút sau khi cho Nathan và Jane bú (tên 2 con búp bê do Jamie đặt), người ta đã phải đặt một chiếc gối lên chân của anh để giúp anh đỡ mệt mỏi và kiệt sức
ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
Jamie hiểu rằng khóa học này chắc chắn không nhằm mục đích giải trí, mà để nâng cao nhận thức của các ông bốvề việc chăm sóc vợ và con sau sinh.

Jamie chia sẻ: "Khóa học rất nghiêm túc và cứng rắn. Nửa đêm, tôi phải dậy cho ‘con’ bú. Nó còn khóc hàng giờ khiến tôi phát điên lên”.

ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
Jamie (trái) cũng phải ở cữ, nghĩa là anh không được ra ngoài.

Ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm kiêng khem sau khi sinh phản khoa học. Họ tin rằng điều hòa không khí, gió lạnh có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh. Vì thế phụ nữ sau sinh ở các quốc gia này không được phép tắm rửa, ra ngoài trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng liên tiếp. Phóng viên Jamie khi tham gia khóa học cũng phải chịu đựng không khí oi nóng như thiêu như đốt của mùa hè Thượng Hải.

ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
Khi Jamie ngủ quên, một nhân viên đã sử dụng âm thanh tiếng trẻ con quấy khóc được phát ra từ điện thoại và Jamie phải tìm hiểu xem có chuyện gì với đứa trẻ. Jamie đã gần như phải thức trắng cả đêm để trông coi em bé của mình.
ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
"Thử thách" tắm cho trẻ sơ sinh.

Trong suốt khóa học, nhân viên hỗ trợ luôn hướng dẫn Jamie các tư thế nằm để không ảnh hưởng đến trẻ. Sau khi cho con bú bằng cách sử dụng kẹp gắn chặt vào ngực, Jamie sẽ ăn một chén cháo để lấy lại sức. Bởi Jamie “sinh mổ” nên có những loại thức ăn cần phải kiêng cữ để tránh ảnh hưởng đến vết khâu. Sau đó, anh sẽ được ăn một chút súp thịt heo và hướng dẫn tắm cho trẻ.

Nhân viên tắm cho Nathan Jane, cô Tina luôn tận tình chỉ bảo cho Jamie cách bế con để lưng và đầu của trẻ luôn ở trên mặt nước. Jamie sẽ dùng bàn tay còn lại để tắm cho bé, đặc biệt chú ý phần thân dưới của bé.

Ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á, ông bà có xu hướng đóng vai trò lớn hơn trong việc nuôi dạy trẻ em so với các nước phương Tây. Thường thì họ sẽ là người chăm sóc chính cho đứa trẻ khi cả hai bố mẹ làm việc toàn thời gian và vì vậy nên các thế hệ trong trong gia đình rất thân thiết và gắn bó. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, sự quan tâm của ông bà cùng những quan điểm cũ về cách chăm sóc con cái có thể gây bất đồng ý kiến với lớp trẻ.

ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
Hướng dẫn thay bỉm, tã cho trẻ sơ sinh.

Sau khi thay tã, Jamie được học cách massage để lưu thông mạch máu, duy trì tốt việc ăn ngủ. Lời khuyên khi massage là bạn cần phải nói chuyện với bé hoặc hát cho bé nghe. Khi massage cho bé, bé sẽ cảm thấy được yêu thương và có cảm giác an toàn. Cha mẹ cần chú ý khi massage vùng chân, cánh tay, bụng, cần tránh nút rốn để tránh trường hợp cuống rốn chưa rụng hẳn. Ngoài ra, Jamie cũng được học “kỹ thuật” vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau bú. Điều này sẽ giúp bé tránh bị đầy hơi, nôn trớ do nuốt không khí khi bú.

Sau nhiều giờ đeo bộ ngực giả, Jamie cảm thấy khó chịu ở vùng thân trước nhưng anh vẫn luôn cố gắng hoàn thành từng công việc của một người mẹ để hiểu hơn về phụ nữ sau sinh. Chỉ một tiếng rưỡi sau khi Jamie được thưởng thức bát súp đậu đỏ, Jamie nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngắn để chuẩn bị cho “những tình huống bất ngờ” vào ban đêm.

ben trong lop hoc lam me danh cho cac quy ong
Các nhân viên tại khóa học luôn “để mắt” đến những “người mẹ bất đắc dĩ” để tránh sai sót xảy ra.

Trải qua 10 ngày thử làm mẹ, Jamie nói riêng và nhiều người đàn ông nói chung đã thấu hiểu phần nào những vất vả, khó khăn khi chăm con mà phụ nữ phải trải qua. Họ cũng dần hiểu một ngày của bà mẹ ở nhà chăm con không hề nhàn hạ, mà tất bật từ sáng đến tối.

chọn
TP HCM chốt phương án điều chỉnh quy hoạch chung
Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 vừa được thông qua, thành phố dự kiến hình thành và phát triển thành 5 phân vùng.