Cùng với Mỹ, Nhật Bản là một trong số ít các nước đầu tiên trên thế giới vẫn giữ án tử hình.
Vào tuần trước, 7 thành viên của Aum Shinrikyo - nhóm giáo phái tin vào ngày tận thế ở Nhật Bản bị treo cổ sau hơn 20 năm chờ hành hình.
Nhóm này bị kết án tử hình vì thực hiện một cuộc tấn công bằng khí độc thần kinh sarin trên tàu điện ngầm ở Tokyo vào năm 1995, khiến 13 người chết và hơn 6000 người bị thương.
Phòng “treo”: Phòng ốp gỗ phía trên, rèm cửa màu xanh dương, là nơi tù nhân bị treo cổ. Một sợi dây thừng sẽ được quấn quanh cổ tù nhân và sau đó họ bị thả rơi xuống phòng lát gạch màu xám bên dưới. (Ảnh: AP) |
Nhưng không giống ở Mỹ, các tù nhân Nhật không được biết khi nào họ sẽ chết. Cái chết của họ có thể đến bất cứ lúc nào.
Thông thường, các tù nhân được biết về số phận của họ vào sáng ngày thực thi lệnh xử tử, đôi khi thậm chí chỉ một giờ trước đó.
Các quốc gia châu Á thường thi hành án tử không quá 10 người mỗi năm. Từ 1977 đến 2007, Nhật Bản không bao giờ hành quyết hơn 9 người mỗi năm.
Nhưng tuần trước, đất nước này đã tử hình 7 người tại các nhà tù khác nhau trên toàn quốc. Những người bị hành quyết này bao gồm thủ lĩnh và 6 thành viên của giáo phái Aum Shinrikyo.
Họ bị hành quyết bằng hình thức treo cổ (bị treo bằng dây thừng đến chết khi cơ thể rơi xuống cánh cửa bẫy).
Căn phòng nơi tù nhân bị treo cổ. Cửa kính lớn ở đằng sau là nơi các nhân chứng có thể nhìn thấy quá trình hành hình. Các vòng kim loại tròn trên tường và sàn nhà dùng để giữ chặt tù nhân. (Ảnh: AP) |
Phòng thi hành án: 3 nhân viên sẽ ấn các nút bên trái tại thời điểm thực hiện hành hình, tuy nhiên chỉ có một trong số họ mở cánh cửa bẫy màu đỏ trong phòng bên phải. Điều này là để các lính canh không biết ai là người thực hiện việc hành hình tù nhân, qua đó giảm gánh nặng tâm lý. (Ảnh: AFP/Getty) |
Các tù nhân lại không nhận được sự ưu ái như vậy. Ủy ban chống tra tấn của Liên Hợp Quốc đã chỉ trích Nhật Bản vì vấn đề gây căng thẳng tâm lý cho các tù nhân và gia đình họ trong việc thi hành án đột ngột. Trong ảnh, một ròng rọc gắn trên trần để treo dây thừng. (Ảnh: Reuters) |
Phòng sám hối cuối cùng: Căn phòng nơi các tù nhân có thể gặp linh mục trước khi bị treo cổ. (Ảnh: AFP/Getty) |
Năm 2007, Bộ Tư pháp Nhật đã bắt đầu công khai tên và tội ác của các tù nhân bị kết án tử hình.
Phòng cầu nguyện cuối cùng: Một bức tượng Phật bằng vàng nằm ở hốc tường để tù nhân nói lời cầu nguyện cuối cùng trước khi bị còng tay, bịt mắt và dẫn đến nơi hành quyết. (Ảnh: AFP/Getty) |
Cửa bẫy được đánh dấu bằng một hình vuông màu đỏ, nơi tù nhân đứng. (Ảnh: Reuters) |
Cửa bẫy hình vuông có các vạch đỏ đánh dấu vị trí các tù nhân đứng với thòng lọng vòng quanh cổ, trước khi cánh cửa được mở ra phía dưới họ và đối mặt cái chết.
Cơ chế này được kích hoạt bởi một trong 3 nút bấm gắn trên tường trong một căn phòng liền kề.
3 nút này được đồng thời ấn bởi 3 nhân viên. Không ai trong số họ được biết nút nào là nút sẽ giết chết tù nhân.
Điều này tương tự như phương pháp được sử dụng khi hành hình bằng súng - ít nhất một trong số người bắn sẽ có một hộp đạn rỗng, vì vậy không ai biết người đã bắn chết tử tù.
Đối diện phòng thi hành là phòng trưng bày - nơi các nhân chứng có thể xem các hình ảnh treo cổ.
Thông tin chi tiết về việc hành quyết đã bị hạn chế nghiêm ngặt.
Vụ nổ súng khiến 16 người thương vong: Vẫn giữ nguyên án tử hình
Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, HĐXX vẫn giữ y án tử hình với bị cáo Hiến, còn 5 bị cáo khác được giảm án. |
Nam thanh niên sát hại 5 người trong gia đình ở Bình Tân lĩnh án tử hình
Nghe tòa tuyên mức án cao nhất đối với kẻ đã sát hại người thân của mình, người nhà của các nạn nhân một lần ... |