Bệnh sởi tăng cao: Những điều cha mẹ cần chú ý để phòng bệnh cho con

Số lượng ca mắc bệnh sởi gia tăng gấp 4 lần so với năm ngoái. Người dân cần nắm được những điều sau để có thể phòng tránh căn bệnh này.
Bệnh viện Nhi đồng mở tổng đài đặt lịch khám tâm lý cho trẻ
Lập 'rào chắn' bệnh mạn tính từ tuyến y tế cơ sở

Dịch sởi tăng cao

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sau khi mắc sởi, miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân nhưng trong vài năm gần đây lại xảy ra quanh năm.

Trong tuần từ ngày 9-15/7, Hà Nội có thêm 15 ca mắc sởi mới. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, tại đây đã có 240 trường hợp mắc sởi, gấp gần 4 lần tổng số ca mắc của năm 2017.

Số ca mắc bệnh chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, trong đó nhóm dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Trẻ mắc thường là không tiêm hoặc chưa được tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi.

Khu vực mắc tập trung chủ yếu ở các quận nội thành như Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai...

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi

Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng của bệnh,

Cụ thể, trẻ sẽ sốt cao > 39°C; Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng; Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

Trong đó, trẻ xuất hiện ban mọc. Ngày thứ nhất, ban mọc từ đầu, mặt, cổ; ngày thứ 2 ban mọc ở ngực, lưng, cánh tay; ngày thứ 3 ban mọc ở bụng, mông, đùi, chân. Khi ban mọc tới chân, trẻ sẽ hết sốt và ban bắt đầu bay.

Trường hợp trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C, khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, không ăn uống, lơ mơ, phát ban toàn thân vẫn sốt thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị.

Chăm sóc trẻ bị bệnh sởi tại nhà

Cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.

Trước và sau khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh, người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch.

Cần vệ sinh thân thể hàng ngày nhưng tránh để lạnh. Giữ môi trường ở thông thoáng, sạch sẽ.

Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% cho trẻ ngày 3 lần. Tránh dụi mắt.

Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

Trường hợp trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng).

Về ăn uống cần đầy đủ, tránh kiêng khem. Nên nấu những đồ ăn mềm, dễ tiêu, chín kỹ và cho ăn thành nhiều bữa.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã cần tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết; đồng thời tăng cường công tác tiêm chủng để chủ động phòng chống các dịch bệnh có vaccine phòng như sởi, viêm não Nhật Bản, ho gà...

benh soi tang cao nhung dieu cha me can chu y de phong benh cho con Những căn bệnh đáng sợ nào thường 'ghé thăm' vào mùa mưa?

Sốt xuất huyết, cảm cúm... là một trong số nhiều những căn bệnh mọi người cần đề phòng mỗi khi đến mùa mưa lũ.

benh soi tang cao nhung dieu cha me can chu y de phong benh cho con Bé gái 3 tuần tuổi qua đời đột ngột chỉ vì bố mẹ quên rửa tay

Lời cảnh báo đau lòng của người bố về việc rửa tay sau khi anh phải nhìn con gái chỉ mới 3 tuần tuổi của ...

benh soi tang cao nhung dieu cha me can chu y de phong benh cho con Cô bé mắc bệnh vảy cá mỗi ngày mất 4 giờ để... tắm

Bé Anna mắc căn bệnh lạ khiến da em phát triển nhanh gấp 10 lần bình thường. Mỗi ngày, mẹ Anna phải dành đến 4 ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.