Lây nhiễm HIV trong nhóm đồng giới nam gia tăng |
Bọ xít hút máu lây bệnh ký sinh trùng nguy hiểm tại Mỹ |
Bệnh nhi mắc sởi đang điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương. |
Nhiều trẻ mắc do chưa được tiêm phòng
Đang điều trị bệnh sởi tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé L.Q.P (10 tháng tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) đã bị biến chứng sang viêm phổi phải chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị đã 2 ngày nay.
Mẹ bé P. cho biết: "Con tôi cách đây mấy hôm đã phải nằm viện điều trị tiêu chảy, sau đó cháu lại sốt, nổi ban; gia đình cho đi khám thì cháu được chẩn đoán mắc sởi đã biến chứng sang viêm phổi và được chuyển từ Bệnh viện Đức Giang lên đây điều trị. Trước đó cháu chưa kịp tiêm phòng sởi vì cháu bị ốm liên tục, chưa kịp tiêm thì đã mắc bệnh”.
Cũng như bệnh nhi P. nhiều trẻ đang nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm cũng trong tình trạng tương tự, chưa kịp tiêm phòng sởi đã mắc bệnh hoặc mới chỉ tiêm được 1 mũi.
Ths.BS Trần Thị Thu Hương, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Hiện tại khoa đang điều trị cho 12 trẻ mắc sởi. Từ đầu năm đến nay tại Khoa đã tiếp nhận điều trị gần 300 bệnh nhi mắc sởi, riêng từ đầu tháng 8 đến nay là gần 50 bệnh nhi. Đa phần các trẻ bị sởi biến chứng nặng là dưới 1 tuổi, chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi phòng sởi. Các biến chứng bệnh sởi thường gặp là: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa…
Cũng theo BS. Hương, so với năm ngoái, năm nay số ca mắc sởi có xu hướng cao hơn, tỷ lệ trẻ bị mắc dưới tuổi tiêm chủng là khá cao, nhiều trẻ bị biến chứng nặng.
Còn tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện không có bệnh nhân mắc sởi nào phải nằm điều trị. Tuy nhiên, trước đó Khoa đã tiếp nhận nhiều ca mắc sởi biến chứng rất nặng. Từ đầu năm đến nay, tại Khoa đã tiếp nhận và điều trị cho gần 40 bệnh nhi mắc sởi, các bệnh nhi mắc bệnh đều chuyển sang giai đoạn biến chứng viêm phổi nặng.
TS.BS Bùi Vũ Huy, trưởng khoa Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: Hầu hết các bệnh nhi mắc sởi biến chứng nặng đều là trẻ dưới 3 tuổi và trước đó chưa được tiêm vắc xin phòng sởi do chưa đến tuổi tiêm hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.
BS. Huy cũng khuyến cáo, để phòng bệnh phụ huynh cần cho con tiêm chủng đầy đủ, cho trẻ ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng. Đồng thời, phụ huynh cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về bệnh sởi, cho con đi khám ngay khi có các biệu hiện bất thường như sốt cao, bỏ bú, nôn trớ nhiều…
Hà Nội vẫn đang khá “an toàn” khi số ca mắc mới chỉ rải rác, khống chế được. Tuy nhiên Sở Y tế Hà Nội đánh giá tình hình bệnh vẫn có thể gia tăng vào cuối năm nên không thể chủ quan lơ là công tác phòng dịch.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết: Tính từ đầu năm đến hết tuần vừa qua, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận hơn 320 trường hợp bệnh nhân mắc sởi, tuy chưa có bệnh nhân tử vong nhưng số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2017. Đặc biệt bênh xu hướng tăng nhanh trong các tháng gần đây, đã phân bố rải rác tại 30/30 quận, huyện, thị xã; tuy chưa có ổ dịch lớn, chưa có ổ dịch tập trung nhiều người mắc.
Cũng theo ông Cảm, ngoài nguyên nhân là năm chu kỳ dịch, dịch sởi tại Hà Nội cũng dễ tăng cao do thời điểm này, Hà Nội đang nằm trong bối cảnh chung của tình hình dịch sởi đang diễn ra tại một số nước trong khu vực trên thế giới và tại Việt Nam. Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của quốc gia (từ 95% - 97%), nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 3%-5% trẻ không được tiêm vắc xin sởi, số trẻ bị bỏ sót tiêm chủng tích lũy lại hằng năm cũng là đối tượng dễ mắc bệnh sởi dễ làm lây lan bệnh sởi.
Đặc biệt, đang là thời điểm bước vào đầu năm học mới, trẻ tựu trường cũng là nguy cơ dễ khiến bệnh lây lan khó kiểm soát.
Điểm đáng chú ý và dễ gây khó khăn của diễn biến bệnh sởi năm nay là đa số đối tượng mắc là trẻ em chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin phòng sởi hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng sởi theo quy định. Vắc xin phòng sởi hiện nay đang triển khai tiêm cho trẻ từ đủ 9 tháng tuổi trở lên, do vậy những trẻ dưới 9 tháng là các đối tượng có nguy cơ bị mắc dịch bệnh này.
Triệt để thực hiện tiêm chủng
Cũng theo ông Cảm, để đảm bảo ngăn chặn dịch bệnh sởi ngay từ đầu, Sở Y tế đã có kế hoạch về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi tại Hà Nội năm 2018; trong đó đặc biệt chú trọng việc đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng để tăng cường miễn dịch cho trẻ.
Theo đó, Hà Nội đang triển khai tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc sởi tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, các khu vực nguy cơ cao; thu thập mẫu bệnh phẩm các trường hợp bệnh nghi ngờ để xét nghiệm; củng cố các đội chống dịch cơ động tại các đơn vị, sẵn sàng nhân lực cho đáp ứng phòng chống dịch sởi. Đồng thơi xử lý kịp thời, đúng quy định khu vực có bệnh nhân, ổ dịch hoặc có nguy cơ để không xuất hiện hoặc lây lan, bùng phát dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tại các trạm y tế xã, phường của Hà Nội đang duy trì tổ chức tiêm chủng thường xuyên hàng tuần với tất cả các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có vắc xin phòng bệnh sởi và vắc xin phòng bệnh sởi - rubella; tại các xã, phường cũng triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi nhằm tăng cơ hội cho trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Sở Y tế Hà Nội phối hợp với các trường học trên địa bàn để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt trong các trường mầm non, mẫu giáo và tiểu học; các trường cũng phải phối hợp với ngành y tế trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng sởi - rubella cho học sinh.
Để mở rộng đối tượng tiêm chủng, Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị chuyên môn có những nghiên cứu cụ thể để hạ thấp tuổi tiêm chủng vắc xin phòng sởi so với lịch tiêm chủng hiện nay (từ 9 tháng tuổi), theo đó sắp tới sẽ đưa vào tiêm mũi phòng sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi để tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ.
Mẹ tin thầy lang đốt ngải, đắp thóp chữa bệnh, con suýt mất mạng
Cháu bé 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, lơ mơ, thóp phồng rất nguy kịch, sau khi được mẹ ... |
Tổ chức Y tế thế giới đặt hàng vắc xin cúm mùa của Việt Nam
Ngày 28/8, Bộ Y tế thông tin, dự án sản xuất vắc xin cúm mùa ở quy mô công nghiệp vừa được nghiệm thu đạt ... |
Thực hư thông tin diễn viên Lê Bình chữa khỏi ung thư phổi
Mới đây, bác sĩ điều trị trực tiếp cho nghệ sĩ Lê Bình đã chia sẻ với VietNamNet về thực hư thông tin sẽ chữa ... |
Bác sĩ để quên kéo phẫu thuật trong bụng bệnh nhân
Bà Vera Petrova 63 tuổi (Nga) liên tục bị đau bụng, các bác sĩ không phát hiện ra chiếc kéo mà cho rằng bà bị ... |
Hai bệnh nhân đến viện để đốt nốt ruồi, không ngờ cùng phát hiện ung thư
Ông L.Q.V (sinh năm 1947, ở Long Biên, Hà Nội) và ông Đ.V.B (sinh năm 1955, ở Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) cùng đến ... |