‘Căn bệnh hoàng gia’ khiến cụ ông chảy máu không ngừng |
Bệnh nhi nguy kịch vì ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt |
Nhập viện vì bấm khuyên
Ths. BS Trần Hữu Thắng, Trưởng Khoa cấp cứu B7, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương thông tin, trong vòng 2 tuần vừa qua, bệnh viện đã tiếp nhận 8 trường hợp bệnh nhân bị viêm sụn vành tai do bấm lỗ tai. Bệnh nhân đa phần là các bạn trẻ, độ tuổi từ 14 – 25 tuổi.
Đáng lo ngại, các trường hợp trên đều đến viện khám muộn, nên việc điều trị trở nên khó khăn và chi phí điều trị tốn kém hơn.
Nguyễn Thu P. (19 tuổi, ở Hà Nội) bấm rất nhiều lỗ tai. Khi bấm đến lỗ tai thứ 7, P. bị viêm sụn tai, phải nhập viện điều trị.
P. cho biết, trước đây bấm lỗ tai cũng gặp tình trạng mưng mủ, đau… nhưng chỉ kéo dài vài ngày là khỏi. Những lần đó, P. ăn uống kiêng khem và uống thuốc thay cơm để giữ lỗ bấm ở sụn không liền.
Lần này, P. tự vệ sinh tai theo hướng dẫn và uống thuốc kháng viêm nhưng tai mưng mủ, phù nề nặng, gia đình phải đưa em đến viện chữa trị.
Biến chứng nguy hiểm
Bác sĩ Thắng cho rằng, việc bấm lỗ tai truyền thống chỉ đơn thuần ở một vị trí là dái tai. Tuy nhiên giờ đây, giới trẻ xỏ rất nhiều lỗ ở rất nhiều vị trí khác nhau trên vành tai, đâm xuyên qua vùng sụn, gây tổn thương cho sụn vành tai dẫn đến nhiễm trùng.
Giải thích nguyên nhân, bác sĩ Thắng cho hay, vành tai có ít mạch máu nuôi, dễ gây nhiễm trùng. Bởi khi có máu nuôi, bạch cầu mới trở thành những kháng thể chống lại kháng nguyên gây nhiễm trùng. Vì vậy khi tổn thương ở sụn vành tai, thậm chí chỉ cần tỳ đè thôi đã gây ra những hiện tượng viêm tai thanh dịch, ứ dịch, thậm chí là tiêu sụn.
Nhiều trường hợp bấm khuyên, bị hoại tử sụn dẫn đến hậu quả đáng tiếc. |
Bác sĩ Thắng khuyến cáo, dụng cụ xỏ khuyên qua sụn cần đảm bảo vô trùng. Người xỏ khuyên cần được uống thuốc điều trị viêm. Nếu không dễ gây hoại tử toàn bộ sụn vành tai.
Không chỉ đau đớn, chi phí điều trị tình trạng này vô cùng tốn kém, mất thời gian. Hậu quả của việc viêm sụn tai có thể khiến tai của bệnh nhân nhăn nheo như một miếng mộc nhĩ.
Với những người yêu thích xỏ khuyên, cần chọn những cơ sở y tế có uy tín, do bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn thực hiện.
Đối với những dụng cụ, trang sức đeo tai, mọi người nên chọn những thiết bị lành tính.
Khi mới bắn lỗ tai, nên sử dụng cọng chiếu hoặc silicon chuyên biệt để xỏ vào tai tạo lỗ, không gây ra kích ứng. Tránh sử dụng những kim loại, đặc biệt là hợp kim, hoặc kim loại tái sử dụng.
Bác sĩ Thắng chia sẻ, bệnh nhân bị viêm sụn vành tai do xỏ khuyên thường trải qua 4 giai đoạn bệnh. - Viêm tai thanh dịch (tụ dịch). - Giai đoạn thứ hai là xung huyết. - Giai đoạn thứ ba là viêm tấy. - Giai đoạn cuối cùng là hóa mủ đồng thời là hoại tử sụn. Tùy từng giai đoạn, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý cho bệnh nhân. Các bệnh nhân không nên ngại ngùng tự điều trị tại nhà, tránh trường hợp nặng, điều trị mất thời gian, tốn kém và ảnh hưởng thẩm mỹ. Bác sĩ Thắng cảnh báo, khi sụn tai hoại tử, da không có khung sẽ nhăn nheo lại như nấm mộc nhĩ, tai không trở về được trạng thái như ban đầu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Ngoài ra, nhiều trường hợp phải cắt bỏ da, thu nhỏ và biến dạng vành tai. |
Ăn chay sai cách có thể gây đột biến gen, ung thư ruột già và bệnh tim
Ăn chay mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực về sức khỏe, làm đẹp, thanh tịnh tâm hồn. Nhưng ăn chay sai cách sẽ ... |
Phạt 80 triệu đồng hai cơ sở bán thuốc 'thần tiên' chữa bách bệnh
Hai loại thuốc được người bán gọi là “thuốc thần tiên”, có khả năng chữa được bách bệnh, nhưng đều không rõ nguồn gốc, thành ... |
Những bệnh nhân khiến bác sĩ nam khoa ám ảnh
Bài viết này có lẽ đã trả lời một phần câu hỏi đặt ra là: Nam giới có cần thiết phải chịu đau để tạo ... |