Bệnh u máu có thể ảnh hưởng tới chức năng các bộ phận trên cơ thể

Có nhiều em bé sinh ra có vết đỏ ở trên người, dân gian thường gọi là vết 'bà mụ đánh dấu'. Tuy nhiên, vết này ngày càng to ra và khi các bậc phụ huynh lo lắng đưa con em mình đến các phòng khám thì nhận được tin con em mình đã mắc u máu.
 

U máu là căn bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, khoảng 30% số bệnh nhân mắc là trẻ trong tháng đầu sau sinh, còn lại đa phần xuất hiện ở giai đoạn một tuổi. Một phần nhỏ xuất hiện ở tuổi trưởng thành.

Sau khi xuất hiện, u máu có thể từ một vết nhỏ như nốt ruồi son, lớn dần lên và trở thành một mảng hồng đậm màu, thậm chí có thể gồ lên thành mảng. U thường lớn dần theo cơ thể trẻ em, phát triển nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí. Chẳng hạn, những u máu ở vùng gần niêm mạc như môi, mắt, vùng cổ, tuyến nước bọt, tuyến dưới hàm sẽ phát triển rất nhanh.

benh u mau co the anh huong toi chuc nang cua cac bo phan tren co the

Những u ở bề mặt da, tứ chi, ngực, bụng, thường ít phát triển hơn so với ở mặt. (Ảnh: Medium)

PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Nguyên Trưởng khoa Laser, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: “Các nhà khoa học có đưa ra một số nguyên nhân như do virus gây ra hoặc do rối loạn nội tiết, thay đổi nội tiết, lạc chỗ của các tế bào nhau thai, do rối loạn quá trình sinh mạch. U máu trẻ em phần lớn là ở dưới da, có những loại ở trong nội tạng. Ở da thì có những loại phân bố ở thể nông, có loại thì chìm sâu dưới da. Các vết thể hiện ra bên ngoài có màu hơi tím, xanh và có cả thể hỗn hợp”.

Bệnh u máu ở trẻ em được thể hiện dưới 3 dạng lâm sàng: u máu trong da, dưới da và hỗn hợp.

  • U máu trong da thể hiện dưới dạng một đám màu đỏ tươi nổi gờ trên da bình thường, ranh giới u không rõ ràng.
  • U máu dưới da chỉ là một vùng nổi gờ có màu sắc đỏ nhạt, nằm phía dưới của vùng da bình thường.
  • U máu thể hỗn hợp, là loại u hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ 75% các loại u máu, biểu hiện bởi một vùng đỏ nổi trên một vùng da lành, dần phát triển rộng xung quanh vùng u máu trong da.

Nhận biết u máu không khó nhưng chẩn đoán được đó loại u nào thì không dễ dàng. Để xác định được phải biết chính xác u lúc nào xuất hiện, cần phải kết hợp với siêu âm và kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa.

Hơn nữa, do các biểu hiện lâm sàng của bệnh u máu trẻ em dễ nhầm các dạng bệnh lý mạch máu khác như dị dạng mạch máu. Chính vì vậy, việc theo dõi, chẩn đoán chính xác bệnh sẽ giúp hạn chế di chứng cả về thẩm mỹ lẫn chức năng trong quá trình điều trị.

Mặc dù u máu không phải bệnh ác tính nhưng không điều trị đúng thì rối loạn do khối u gây ra có thể ảnh hưởng tới chức năng của các bộ phận cơ thể, khó hồi phục về sau này.

PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Nguyên Trưởng khoa Laser, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết thêm: “Phần lớn các u mạch máu ngoài da ở trẻ em đều lành tính, theo quy luật có tới 60-90% là tự mất đi. Tuy nhiên, có những u phát triển bất thường ví dụ như u bị nhiễm trùng, bị loét, chảy máu, ở trong đường thở thì có thể cản trở hô hấp của trẻ. Những u lớn có thể gây ra tình trạng suy tim. Gần đây, có những hội chứng như hội chứng tiêu thụ giảm tiểu cầu kasabach-merritt. Những u mạch máu khổng lồ ngoài da kết hợp với hội chứng tiêu thụ giảm tiểu cầu, bệnh này rất nguy hiểm, nó có thể gây tử vong 10-20%”.

benh u mau co the anh huong toi chuc nang cua cac bo phan tren co the
(Ảnh: Mbi)

Có nhiều phương pháp điều trị u máu, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp điều trị nào còn tùy thuộc vào từng thể bệnh, từng vị trí đòi hỏi bác sĩ có sự lựa chọn phương pháp điều trị sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Một số phương pháp điều trị như tia xạ, áp lạnh bằng khí nitơ lỏng ở nhiệt độ âm, corticoids, laser có bước sóng 1062nm đối với các bớt máu nông, phẫu thuật cắt bỏ, tạo hình vạt da...

Trong các phương pháp điều trị u máu thì trị liệu bằng laser được khá nhiều phụ huynh lựa chọn nhằm làm giảm kích thước khối u.

Laser mạch máu thường được chỉ định cho những trường hợp u máu nông hoặc dạng u mạch phẳng. Trị liệu giúp tăng tốc độ thoái triển và làm giảm kích thước khối u. Ưu điểm của phương pháp là tương đối đơn giản, dễ thực hiện, ít để lại di chứng nặng nề. Tuy nhiên, phương pháp này thường ít hiệu quả đối với những trường hợp khối u nằm sâu.

Lời khuyên chung cho các bậc phụ huynh có con bị u máu là điều trị càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm thì diện tích u còn nhỏ, mạch máu cũng nhỏ, điều trị sớm cho kết quả tốt. Về chuyên môn, tia laser xuyên thấu dễ hơn. Để lâu có thể gặp biến chứng lở loét. Hơn nữa, khi u còn nhỏ, chưa tiếp xúc ánh sáng nhiều, dễ điều trị hơn. Bởi nếu u hấp thu ánh sáng nhiều sẽ làm giảm hấp thu tia laser trong điều trị.

benh u mau co the anh huong toi chuc nang cua cac bo phan tren co the Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu máu, thiếu sắt?
benh u mau co the anh huong toi chuc nang cua cac bo phan tren co the Lưu trữ tế bào máu cuống rốn - 'Phao cứu sinh' để chữa trị nhiều bệnh
benh u mau co the anh huong toi chuc nang cua cac bo phan tren co the Tan máu bẩm sinh - Căn bệnh làm giảm chất lượng dân số
chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.