Bị cáo bị cách ly ở trại giam với Vũ ‘nhôm’ phạm tội gì?

Theo thông báo của HĐXX, sáng nay đại diện VKS sẽ tiếp tục công bố bản cáo trạng. Buổi chiều, hai bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và Nguyễn Thị Ái Lan bị cách ly ở trại giam, những bị cáo còn lại có mặt ở toà để xét hỏi.
bi cao phai hau toa rieng voi vu nhom trong buoi sang nay pham toi gi
Vũ "nhôm" tại toà.

Hai bị cáo bị cách ly ở trại giam

Sáng nay, 28/11, phiên toà xét xử vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) tiếp tục ngày làm việc thứ 2.

Trước đó, trong phiên toà chiều hôm qua (27/11), đại diện VKS đã tiến hành công bố bản cáo trạng truy tố bị cáo Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch hội đồng Tín dụng DAB); Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó Tổng Giám đốc DAB); Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 – công ty Bắc Nam 79) và 23 bị cáo khác về hành vi gây thiệt hại hơn 3.600 tỉ đồng của DAB.

Cuối buổi, do VKS vẫn chưa công bố xong cáo trạng nên HĐXX cho biết, phiên toà sáng nay sẽ tiếp tục công bố. Đồng thời, HĐXX cũng thông báo, trong phiên làm việc chiều nay, hai bị cáo Phan Văn Anh Vũ và Nguyễn Thị Ái Lan (SN 1973, nguyên Trưởng phòng nguồn vốn Hội sở DAB) sẽ bị cách ly ở trại giam, những bị cáo còn lại được dẫn giải đến toà để xét hỏi.

Theo cáo trạng thể hiện, bị cáo Nguyễn Thị Ái Lan phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 BLHS năm 1999, trong việc: Kinh doanh ngoại hối trái phép gây thiệt hại gần 353 tỉ đồng; chi lãi suất ngoài trái phép gây thiệt hại 468 tỉ đồng. Tổng cộng, Lan đã gây thiệt hại cho DAB hơn 820 tỉ đồng.

Nguyên Trưởng phòng nguồn vốn Hội sở DAB phủ nhận toàn bộ hành vi?

Liên quan đến hành vi chi lãi suất ngoài trái phép gây thiệt hại gần 468 tỉ đồng cho DAB, cáo trạng thể hiện, ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có quy định về việc Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14%/năm.

Tại DAB xuất hiện hiện tượng khách hàng rút tiền gửi tại DAB để gửi tổ chức tín dụng khác với mức lãi suất cao hơn. Do vậy, Trần Phương Bình, Nguyễn Thị Kim Xuyến và Nguyễn Thị Ái Lan đã thống nhất phương án DAB phải chi lãi suất ngoài lãi suất quy định của NHNN để huy động vốn.

Sau đó, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Ái Lan và Trần Quang Nghĩa (từ năm 2007 là nhân viên Phòng nguồn vốn, đến tháng 6/2012 được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc phòng nguồn vốn) đảm nhận việc trả lời tin nhắn về mức lãi với khách hàng sau khi thông qua Hội sở.

Nghĩa đã nhắn tin trả lời các đơn vị kinh doanh theo mức lãi suất ngoài do Xuyến và Lan chỉ đạo, dao động từ 1,2%/năm đến 2,8%/năm. Tỷ lệ chi lãi suất ngoài tăng cao vào các năm 2011, 2012 và giảm dần vào các năm 2013, 2014, đến năm 2015 là thấp nhất. Đến ngày 8/4/2015 thì DAB không thực hiện chi lãi suất ngoài nữa.

Dựa vào tin nhắn đã được Hội sở duyệt, Lan chỉ đạo các nhân viên cấp dưới tiến hành thực hiện chi tiền lãi ngoài cho các đơn vị kinh doanh.

Bằng hình thức trên, từ ngày 04/3/2011 đến ngày 07/4/2015, Nguyễn Thị Kim Xuyến đã chỉ đạo Nguyễn Thị Ái Lan, Nguyễn Đức Vinh và các nhân viên Phòng nguồn vốn và Phòng ngân quỹ Hội sở chuyển tiền chi lãi suất ngoài cho 219 đơn vị kinh doanh.

Tại Cơ quan điều tra, Trần Phương Bình thừa nhận việc đưa ra chủ trương và chỉ đạo cấp dưới tổ chức thực hiện chi lãi suất ngoài trái quy định của NHNN. Nguyễn Thị Kim Xuyến là người trực tiếp chỉ đạo Nguyễn Thị Ái Lan và Nguyễn Đức Vinh thực hiện việc chi lãi suất ngoài, gây thiệt hại cho DAB gần 468 tỉ đồng.

Cũng tại Cơ quan điều tra, Xuyến cho biết, Bình giao cho Xuyến tổ chức thực hiện việc chi lãi suất ngoài. Khi có khách hàng gửi tiền tiết kiệm có yêu cầu trả mức lãi suất cao hơn lãi suất quy định, lãnh đạo đơn vị kinh doanh của DAB nhắn tin theo cú pháp quy định rồi gửi đến số điện thoại đã được thông báo.

Nếu đồng ý mức lãi suất theo yêu cầu của khách hàng thì nhắn tin trả lời “đồng ý” cho đơn vị kinh doanh, nếu không đồng ý thì nhắn tin là “không đồng ý” hoặc “cao quá” và yêu cầu hạ mức lãi suất cho tới khi đạt được thỏa thuận, nếu không đạt được thỏa thuận thì khách hàng sẽ rút tiền gửi nơi khác.

Sau khi nhắn tin Xuyến giao điện thoại cho Nguyễn Thị Ái Lan để Lan giao nhân viên phòng nguồn vốn lấy nội dung tin nhắn trong điện thoại, tập hợp đối chiếu với danh sách do các đơn vị kinh doanh fax về phòng nguồn vốn, để chuyển tiền chi lãi suất ngoài cho các đơn vị kinh doanh.

Các bị cáo là cấp dưới của Lan cũng thừa nhận tại Cơ quan điều tra, liên quan đến các hành vi chi lãi ngoài, các bị cáo đều nghe theo chỉ đạo của Xuyến và Lan.

Tuy nhiên, bị cáo Nguyễn Thị Ái Lan lại khai rằng, không biết gì về hoạt động chi lãi suất ngoài của DAB.

Liên quan đến hành vi kinh doanh ngoại hối trái phép, cáo trạng nêu, Trần Phương Bình biết rõ DAB không có giấy phép kinh doanh ngoại tệ tại thị trường quốc tế giai đoạn DAB tổ chức kinh doanh ngoại hối với Ngân hàng UOB Singapore và Ngân hàng Banca Adamas (Thụy Sỹ) nhưng Bình vẫn chỉ đạo Nguyễn Huỳnh Đăng (Trưởng phòng Kinh doanh DAB), Nguyễn Thị Ái Lan, Nguyễn Thị Kim Loan, Trần Thị Lan, Nguyễn Đức Vinh (Phòng Ngân quỹ DAB) kinh doanh ngoại hối với Ngân hàng này.

Do việc kinh doanh thua lỗ nên Bình phải sử dụng tiền của DAB gửi tại các tổ chức này để chi trả, nhưng không được hạch toán trên hệ thống sổ sách theo dõi. Theo đó, Bình đã chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ khống để bù âm quỹ, gây thiệt hại cho DAB gần 385 tỉ đồng.

Tại Cơ quan điều tra, Trần Phương Bình và các đồng phạm liên quan đến hành vi này đều khai như nội dung cáo trạng thể hiện. Riêng Nguyễn Thị Ái Lan không thừa nhận có tham gia hoạt động kinh doanh ngoại tệ nêu trên.

Tuy nhiên, Kết luận giám định của Viện khoa học hình sự Bộ Công an về các chữ kí trên các chứng từ giao dịch tiền gửi của DAB tại Ngân hàng UOB là chữ kí của Nguyễn Thị Ái Lan.

bi cao phai hau toa rieng voi vu nhom trong buoi sang nay pham toi gi Vũ 'nhôm' bị truy tố tội gì mà mới bắt đầu phiên tòa đã kêu oan?

Trong phiên toà sáng nay, Vũ “nhôm” nhiều lần kêu oan. Tuy nhiên, cáo trạng thể hiện rõ hành vi Vũ “nhôm” đã có hành ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.